Leafy Liu (5 tuổi) khi bé đã mắc phải một chứng rối loạn não khiến em sẽ phải đối mặt với 60 cơn co giật mỗi ngày. Sinh ra khá khỏe mạnh nhưng đến khi Leafy được 6 tháng tuổi, co giật bắt đầu xuất hiện. Nói về lần đầu tiên Leafy bị co giật, mẹ của em - chị Claire, 39 tuổi, một cố vấn dinh dưỡng - chia sẻ: “Nó kéo dài khoảng 25 phút và thực sự đáng sợ. Cuối cùng, con được đưa đến bệnh viện và được cho dùng thuốc để trở về bình thường.
Leafy Liu (Ảnh: dailymail)
Cả hai chúng tôi đều hy vọng rằng con lớn lên sẽ hết bệnh và việc trẻ sơ sinh bị co giật không phải là quá hiếm. Nhưng 3 tuần sau, con bị cơn co giật thứ hai và cứ tiếp tục như vậy. Cứ khoảng 21 ngày, con sẽ lại bị một cơn co giật. Khi được 1 tuổi, con ngừng phản ứng với tôi hay nhìn tôi. Gương mặt con sẽ nhìn theo 1 hướng và con bắt đầu lắc. Con kiệt sức, mỗi khi bị co giật, con sẽ ngủ nhiều giờ sau đó”.
Bố mẹ Leafy cho biết, mức độ ngày càng nghiêm trọng và tần suất lại tăng theo thời gian. Có những cơn co giật khá ngắn nhưng có lúc lại kéo dài cả 30 phút. Cô bé cũng dễ mắc phải cảm lạnh và sốt, điều này lại càng làm tăng cơn co giật.
Trong nỗ lực để chữa bệnh cho con gái, anh Justin - bố của Leafy - cùng vợ quyết định chuyển đến Perth, Úc - quê hương của anh Justin - với hy vọng khí hậu ấm hơn sẽ làm giảm triệu chứng của Leafy. Nhưng chỉ vài vút sau khi đến Úc, Leafy đã phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi bị một cơn co giật nặng.
Leafy cùng gia đình. (Ảnh: dailymail)
Chị Claire giải thích: “Là bố mẹ, chúng tôi có những suy nghĩ rất khủng khiếp. Chúng tôi không ngủ cả đêm, ngồi đấy lo lắng cho con. Chúng tôi từng nghĩ rằng cuộc sống ngoài trời ở Úc sẽ mang đến sự khác biệt, con sẽ ít bị nhiễm virus hơn và khả năng bị co giật sẽ giảm đáng kể. Justin làm việc tự do và lúc đó tôi chăm sóc cho các con, vì thế chúng tôi nghĩ rằng việc chuyển đi sẽ mang đến hiệu quả tích cực. Nhưng thực tế thì ngược lại.
Chỉ vài phút sau khi hạ cánh, con phải vào viện cấp cứu vì cơn co giật. Tình huống hôm đó hoàn toàn mất kiểm soát. Con bị co giật liên tục trong ngày, đến 60 cơn. Cơn co giật dài nhất là 45 phút và ngay sau đó, con được chẩn đoán mắc phải bệnh động kinh. Chúng tôi hoảng sợ thực sự và mọi thứ đã thay đổi. Chúng tôi tìm hiểu rất nhiều tài liệu để tìm giải pháp tốt nhất. Chúng tôi không muốn dùng thuốc chống động kinh vì lo những tác dụng phụ”.
Cuối cùng, hai vợ chồng đã phát hiện được chế độ ăn ketogenic - chế độ ăn đốt cháy chất béo thay vì carbonhydrate. Justin chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ rằng sẽ thực hiện theo phương pháp này bởi hai vợ chồng khá ngạc nhiên về tác dụng. Chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao, ít carbonhydrate. Điều này có nghĩa là thay vì đốt cháy carb làm năng lượng, cơ thể bạn sẽ đốt cháy chất béo, tốt hơn cho não”. Suốt 4 năm qua, mỗi ngày, Leafy sẽ ăn ít nhất 2 quả bơ.
Suốt 4 năm qua, mỗi ngày, Leafy sẽ ăn ít nhất 2 quả bơ. (Ảnh: dailymail)
(Ảnh: dailymail)
Justin cho biết, trong vòng 2 ngày áp dụng, chế độ ăn đã tác động đến Leafy. Nếu như trước đó, mỗi ngày Leafy bị 60 cơn co giật nhỏ mỗi ngày thì con số này sau 2 ngày đã giảm đáng kể và giờ là rất hiếm. Trước khi bắt đầu, mỗi tuần Leafy bị 2 cơn co giật nặng nhưng sau đó đã giảm tần suất còn mỗi tháng.
Bố của Leafy nói thêm: "Giờ đây, chúng tôi đang ở thời điểm mà con chỉ bị 4 cơn co giật mỗi năm. Quả thật là một phép màu. Gần như ngay sau khi bắt đầu chế độ ketogenic, con đã đáp ứng tốt, hạnh phúc, khỏe mạnh, thoải mái, mọi thứ bạn muốn cho một đứa bé. Bơ là một thực phẩm chủ yếu. Con rất thích bơ kể từ khi bệnh con thuyên giảm. Chúng tôi đã dành cả gia tài để mua bơ nhưng nó đáng đấy chứ. Quá tuyệt vời.
Bơ có thể dùng vào bất kì bữa ăn nào, sáng, trưa, tối và thậm chí là ăn xế. Bơ ăn cùng cá hồi là món con thích nhất. Khi nhìn thấy những đứa trẻ khác ăn trưa và so sánh với những gì Leafy ăn, tôi thấy còn khỏe mạnh hơn theo cách này. Khi con ở tình trạng tệ nhất, tôi chưa bao giờ hình dung được rằng bơ là thứ sẽ giúp con vượt qua nhưng đó là cách tình huống được xoay chuyển. Chúng tôi hạnh phúc vì tìm được chế độ ăn này vì nó đã làm cuộc sống chúng tôi tốt hơn".
(Ảnh: dailymail)
Chế độ ăn uống ketogenic là gì?
Chế độ ăn uống ketogenic là một chế độ ăn đặc biệt với lượng chất béo cao, ít carbonhydrate, được cho là giúp kiểm soát cơn co giật ở những người bị động kinh. Nó buộc cơ thể đốt cháy chất béo để chuyển hóa thành năng lượng thay vì carbonhydrate, giúp sản xuất chất ketone. Hàm lượng ketone trong máu cao sẽ giúp giảm số lượng lẫn tần suất co giật. Các bác sĩ vẫn chưa thể giải thích đầy đủ cách thức và lý do vì sao.
Một nghiên cứu vào năm ngoài thấy rằng chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít carb giảm đáng kể những cơn co giật từ bệnh động kinh dạng SRSE (super-refractory status epilepticus) - dạng bệnh khiến 60% người bị co giật thiệt mạng.
Những nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins báo cáo rằng những cơn co giật đã dừng lại ở 79% bệnh nhân theo chế độ ăn ketogenic, theo một bài báo đăng trên tạp chí Neurology. Thịt, cá, gia cầm, trứng được phép ăn, cũng như rau quả không tinh bột, các loại lá xanh. Sữa, bao gồm sữa organic, sữa giàu chất béo cũng được khuyên dùng trong chế độ ketogenic. Cần giới hạn bổ sung đường, carb trắng, carb tinh chế và chỉ một ít lượng trái cây được cho phép.
Ăn lượng lớn carb sẽ khiến cơ thể sản xuất glucose và insulin. Glucose là cách đơn giản để cơ thể chuyển hóa và sử dụng làm năng lượng vì thế nó sẽ dễ được chọn trong bất kì nguồn năng lượng nào của cơ thể. Insulin được tạo ra để đưa glucose trong máu đi khắp cơ thể. Bởi vì glucose được sử dụng làm năng lượng sơ cấp, chất béo của bạn không còn cần thiết và sẽ được dự trữ.
Bằng cách hạ thấp lượng carb, cơ thể bị kích thích vào trạng thái gọi là keotsis - quá trình tự nhiên giúp chúng ta sống sót khi có ít thức ăn nạp vào. Điều này giúp sản xuất ketone - chất được sản xuất từ sự phá hủy chất béo trong gan. Mục tiêu của chế độ ketogenic là để cơ thể chuyển sang trạng thái trao đổi chất này. Thực chất đây là một kiểu đói nhưng không phải lượng calories mà carbonhydrate. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nó đốt cháy chất béo gấp 10 lần so với chế độ ăn bình thường của người Mỹ - ngay cả khi không tập thể thao.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chế độ ăn low-carb mang đến nguy cơ bệnh tim, ung thư bởi ăn quá nhiều chất béo và protein.
Người gửi / điện thoại
Đánh giá