logovulands

Chuỗi giá trị bơ Đắk Lắk - Tổng quan về thị trường bơ thế giới

Giới thiệu phần 3 của bài nghiên cứu chuỗi giá trị bơ Đắk Lắk - Tổng quan thị trường bơ thế giới.

Do không theo format của nguyên bản nên bài giới thiệu chỉ theo sát nhất có thể bài nghiên cứu.

3 Tổng quan vthị trường bơ thế gii

3.1 Giới thiệu

Trái cây tốt nhất cho sức khoẻ trên thế giới
Bơ là trái cây rất đặc biệt và khác hẳn với những loại trái cây khác vì nó chứa hàm lượng dầu và protein cao. Bơ là trái cây duy nhất bao gồm những thành phần sau: protein, chất béo, vitamin, chất khoáng, muối, đường trong carbohydrates, và nước.


Biểu đồ 4 Nhãn dinh dưỡng của giống Bơ California Hass

dinh_duong_qua_bo_usa

Source: Hội đồng Bơ California

Giá trị calarofic cao gấp 3 lần chuối và bằng 50% một miếng thịt bò bit tết 
Bơ cung cấp từ 150 đến 300 calo trên 100 gr, nó tạo ra một nguồn thức ăn dinh dưỡng quan trọng và là một trong những trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Trái bơ đã được ghi tên trong sách kỷ lục thế giới Guinness là trái cây giàu dinh dưỡng nhất trên thế giới. Nó có giá trị calarofic cao gấp 3 lần quả chuối và bằng 50% một miếng thịt bít tết.

14 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu
Những lý do khác khiến trái bơ là trái cây dinh dưỡng nhất:

 Gồm 14 loại vitamin và khoáng chất cần thiết
 Không có Cholesterol và natri
 Có các chất béo không no (tốt cho sức khỏe)
 Có chất beta-sitosterol giúp giảm cholesterol
 chất folate đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai (giúp giảm nguy cơ nứt đốt sống)
 Có kali chống lão hoá
 Là nguồn giàu glutathione giúp chống lại chất sinh ung thư


Vì thế không có gì ngạc nhiên khi trái bơ là trái cây phổ biến nhất với những người ăn chay.

Bơ trái là nguồn trợ giúp cho việc giảm suy dinh dưỡng
Bơ trái có tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi. Theo UNICEP (2006), trong năm 2005, vẫn còn 25% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.
Mặc dù con số này là kết quả của nỗ lực cải thiện đáng kể khi so với con số 51% năm 1985 nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc (8%).

Cây bơ bắt nguồn từ Mexico và trung Mỹ
Cây bơ bắt nguồn từ Mexico và Trung Mỹ. Những nhà thám hiểm Tây Ban Nha xa xưa đã ghi lại rằng cây bơ được trồng từ Mexico đến Peru. Nó được đưa vào Jamaica và Tây Ban Nha vào thế kỷ 17, đến California vào thế kỷ 19 (Gosh 1999). Tại Việt Nam cây bơ xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng do người Pháp đưa vào từ những năm 1940 (Nguyen và Vo, 1999)

Giống cây Tây Ấn Độ là tốt nhất tại Đăk Lăk
Hiện có 3 chủng loại bơ chính phần theo nguồn gốc và đặc tinh phân biệt. Đó là chủng Tây Ấn Độ, chủng Guatemala và chủng Mexico (bảng 4). Như trình bày trong chương 4, tất cả các chủng đã được thử nghiệm tại Đăk Lăk vào những năm 50. Chủng Tây Ấn Độ là chủng tốt nhất, có thể do khí hậu nhiệt đới ở Đăk Lăk.

Bảng 4 So sánh giữa 3 chủng bơ

Đặc điểm Giống Mexico Giống Guatemala Giống Tây Ấn


Cây

Thích nghi khí hậu Bán nhiệt đới Cận nhiệt đới Nhiệt đới
Khả năng chịu lạnh Tốt nhất Trung bình Kém nhất
Khả năng chịu mặn Kém nhất Trung bình Tốt nhất
Hairiness Nhiều nhất Ít hơn Ít hơn
Leaf anisette Xuất hiện Không có Không có
Màu lá Trung bình Thường màu đỏ Xám hơn


Quả

Tháng trưởng thành 6 12 hoặc hơn 5
Kích cỡ Nhỏ Khác nhau Khác nhau
Cuống Mảnh Dày Đầu móng tay
Độ dày của vỏ Rất mỏng Dày Trung bình
Bề mặt vỏ Sáp Sù sì Bóng
Kích cỡ hạt Lớn Nhỏ Khác nhau
Hàm lượng dầu Cao nhất Cao Thấp
Vị cùi Có mùi vị thường có vị đậm đà Nhẹ

Nguồn: Bergh & Ellstrand, 1989 tại Requejo-Tapia 1999


Giống Hass chiếm lĩnh thị trường bơ trái thế giới
Các cây trồng bơ chính được gây từ các chủng loại này. Mặc dù có rất nhiều loại bơ nhưng giống Hass được trồng phổ biến và xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới. Một trong những lý do của việc trồng phổ biến giống Hass là do giống Hass cho quả giàu dinh dưỡng, năng suất cao, tươi lâu và khả năng vận chuyển tuyệt hảo.
Chỉ có một vài khu vực trên thế giới đáp ứng được điều kiện về đất trồng và khí hậu cho trồng bơ như miền nam Tây Ban Nha, Israel, Nam Phi, Peru, miền Bắc Chile, Việt Nam, Indonesia, Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Philippines, Mexico và trung Mỹ
(
http://en.wikipedia.org/wiki/Avocado)

3.2 Tình hình sản xuất trên thế giới


Mexico là nước sản xuất nhiều bơ nhất 
Việc trồng bơ thâm canh vì mục đích thương mại bắt đầu tại California và Florida vào những năm 1930 (USA), sau đó là Israel, Nam Phi và Chile. Những nước này cùng với Mexico, Colombia, Indonesia và Tây Ban Nha là những nước sản xuất chính. Từ năm 1994 đến 2003, diện tích thu hoạch đã tăng lên 23%, đặc biệt những vùng như Chile (103%), và Tây Ban Nha (105%) phát triển mạnh mẽ, trong khi đó diện tích bơ tại Mỹ lại giảm xuống (-4%).

Việt Nam chưa có trong danh sách của FAOSTAT
Mặc dù diện tích thu hoạch tại Nam Phi và Israel tương đối nhỏ nhưng hầu hết sản lượng của họ để phục vụ xuất khẩu. Chính vì thế sản xuất bơ đóng một vai trò quan trọng trong lưu thương quốc tế. Điều này trái ngược với Indonesia - một nước sản xuất bơ lớn hơn nhưng chỉ phục vụ cho việc tiêu thụ trong nước. Không có một số liệu nào về bơ của Việt Nam xuất hiện trong FAOSTAT.


Biểu đồ 5 Diện tích thu hoạch bơ trái

Diện tích thu hoạch của Chile và Tây Ban Nha tăng mạnh

dientichbothegioi

Sản lượng bơ thế giới > 3 triệu tấn
Sản lượng bơ trên thế giới năm 2003 là hơn 3 triệu tấn, trong đó Mexico sản xuất nhiều nhất (34%). Các nước khác đóng góp từ 3- 7% tổng sản lượng trên thế giới. Chín nước được thể hiện trong biểu đồ 3, sản xuất được 73% trong tổng sản lượng bơ thế giới.
Sản lượng bơ thế giới tăng 46% trong giai đoạn 1994-2003, đặc biệt tại Tây Ban Nha (296%) và Chile (133%) tăng nhanh chóng.

Biểu đồ 6: Sản lượng bơ trên thế giới

( Mexico là nước sản xuất lớn nhất Chín nước khác đóng góp 73 % tổng sản lượng trên thế giới )

sanluongbothegioi

Một vài nước (Chilê, Nam Phi và Tây Ban Nha) có nền công nghiệp bơ tương đối trẻ, điều đó nói lên rằng một phần đáng kể cây ăn quả của họ chưa đạt được sản lượng lớn nhất. Nếu điều đó xảy ra thì giá thành giảm là điều tất yếu (Requejo-Tapia C. L., 1999).

3.3 Kinh doanh bơ trên thế giới

Kinh doanh bơ trên thế giới năm 2002 đạt 448 triệu đô la Mỹ
Theo số liệu kinh doanh của FAOSTAT, tổng xuất khẩu bơ trái trên thế giới đã đạt tổng giá trị 448 triệu đô la Mỹ vào năm 2002. So với năm 1994 xuất khẩu thế giới đã tăng gấp đôi.

Biểu đồ 7 Xuất khẩu bơ trên thế giới

xuatkhaubo

Các nước xuất khẩu lớn nhất là Chilê, Mexico, Tây Ban Nha và Israel

Những nước xuất khẩu lớn nhất bao gồm Chilê, Mexico, Tây Ban Nha và Israel. Mặc dù Pháp và Hà Lan không sản xuất bơ, nhưng họ lại xuất hiện trong danh sách là những nước xuất khẩu lớn bởi vì họ là những nhà kinh doanh bơ. Phần lớn bơ của Chilê được xuất khẩu sang Hoa Kỳ (70%), nhưng tình hình này có thể thay đổi nhanh chóng vào năm 2006 khi Hoa Kỳ xoá bỏ cấm vận nhập khẩu giống bơ Hass của Mexico ở 47 tiểu bang của mình vào cuối năm 2005.
Mỹ và Pháp là những nước nhập khẩu lớn nhất
Mỹ và Pháp là những nước nhập khẩu lớn nhất (xem biểu đồ 8). Hai nước này chiếm hơn 50% tổng nhập khẩu. Nhật Bản, một thị trường tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu, đã nhập lượng bơ với tổng giá trị lên đến 25 triệu đô la Mỹ năm 2002.
Tính thêm giá đặc biệt cho bơ Hass ở Hoa Kỳ để đầu tư vào tiếp thị và nghiên cứu
Thật thú vị khi nói rằng ở Hoa Kỳ, người mua phải trả thêm 2.5 cent trên 1 pound (1 pound = 0.453 kg) bất kể bơ nhập khẩu hay trồng trong nước, cho chi phí Nghiên cứu và Quảng cáo giống bơ Hass. Mục đích của phí này là lập quỹ tiếp thị và quảng cáo nhằm tăng mức tiêu thụ bơ Hass tại Hoa Kỳ. Công việc xúc tiến tiêu thụ này là do nhu cầu về bơ ngày một tăng ở Hoa Kỳ. Tổng cầu tăng vượt quá sản xuất trong nước dẫn đễn nhập khẩu tăng (USDA, 2006).

Biểu đồ 8 Nhập khẩu bơ thế giới

nhapkhaubo

Pháp nhập khẩu bơ để dùng và để xuất khẩu

Giá bơ của New Zealand cao nhất
Đề cập đến giá xuất khẩu bơ, bơ New Zealand có giá cao nhất, khoảng 2 đô la Mỹ một kg. Đối với một vài nước, giá cả đang thấp dần, đặc biệt là Israel, Tây Ban Nha, và Nam Phi. Trong khi đó ở Chilê và Mexico giá bơ đang tăng.

Quan ngại về Phytosantitary vẫn hạn chế việc xuất khẩu giống bơ Hass của Mexico tới California, Florida and Hawaii

Biểu đồ 9 Giá xuất khẩu bơ của những nước xuất khẩu hàng đầu

giabo

 

Áp lực đối với việc hạ giá xuất khấu
Trong một nghiên cứu về thị trường bơ thế giới, Requejo-Tapia (1999) đã kết luận rằng: Phân tích ngành công nghiệp bơ trái của những nứớc được chọn đã chỉ ra rằng khối lượng xuất khẩu nhìn chung có khuynh hướng tăng với tỷ lệ chậm hơn sản xuất. Những tác nhân đó có thể tạo ra một nguồn cung quá mức cho thị trường. Thực tế giá xuất khẩu trung bình giảm trong những năm gần đây vì khối lượng lưu thương lớn hơn và nhiều nước xuất khẩu tham gia vào kinh doanh”.

3.4 Những sản phẩm từ bơ


Bơ đứợc sử dụng làm thức ăn
Những sản phẩm chính từ bơ là quả tuơi và dầu được chiết xuất từ quả tươi. Quả bơ có thể được sử dụng dưới những hình thức sau:

 Nước sốt guacamole. Nó bắt nguồn từ Mexico và lan rộng đến
Mỹ và Châu Âu
 Món salát
 Sinh tố bơ
 Trộn với kem
 Ở Trung Mỹ, bơ đựợc trộn với cơm trắng

Dầu bơ cho ngành công nghiệp mỹ phẩm
Dầu bơ còn được sử dụng làm một thành phần của ngành công nghiệo mỹ phẩm đang phát triển mạnh. Dầu bơ đựợc dùng cho việc giữ độ ẩm và làm lành vết thương (tái tạo tế bào).

….và cho cả dầu ăn

Thêm vào đó, dầu bơ còn được sử dụng làm dầu ăn cũng giỗng như dầu ô liu. Chẳng hạn như một lượng dầu nguyên chất bổ sung có thể dùng làm nước rưới salát. Dầu bơ có nhiệt độ sôi cao (hơn 250o C) vì thế rất phù hợp cho nấu ăn.

Thậm chí dầu bơ còn tốt hơn dầu ô liu

Dầu bơ được đánh giá là một trong những loại dầu có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Nó được coi là tốt cho sức khoẻ hơn dầu hướng dương và dầu ô liu. Hơn thế nữa, dầu bơ được xếp hạng thứ 5 trong danh sách những loại dầu tuyệt hảo vì là tác nhân chống cholesterol (Pearce, 1959). Dầu bơ đã được Tổ chức Tim mạch Nam Phi cấp Nhãn hiệu Trái tim vì ảnh hưởng tích cực của nó đến tim.

Phần tiếp theo:  Ngành bơ Đăk Lăk

 

2122
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Đánh giá

CHIA SẺ CƠ HỘI, HỢP TÁC THÀNH CÔNG
slide_2
  • © Bản quyền thuộc về Vulands.com