logovulands

Chuỗi giá trị bơ Đắk Lắk - Giới thiệu

Phần giới thiệu của bài nghiên cứu "Phân tích chuỗi giá trị Bơ Đắk Lắk". Tài liệu này được trích dẫn từ bài nghiên cứu, các chi tiết xin vui lòng liên hệ nhóm tác giả.

1 Giới thiệu

1.1 Quy mô nghiên cứu

Tập trung vào bơ trái vì tiềm năng thị trường, phát triển nông thôn, và sức khoẻ
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Chương Trình Phát triển Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ của GTZ và Bộ Kế hoạch & Đầu Tư (MPI). Chương trình SME tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh doanh để phát triển khu vực tư nhân và thúc đẩy vị trí trên thị trường của các SME trong một số ngành ưu tiên, đặc biệt ở những tỉnh xa trung tâm phát triển chính 1 (GTZ, 2005).
Chương trình SME tại được do Uỷ ban Phát triển kinh tế địa phương (LED) tại Đăk Lăk đại diện cho những liên đới chính của chính phủ Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu ngành rau hoa quả trước đây tại Đăk Lăk
2, GTZ và LED đã chọn bơ làm sản phẩm nghiên cứu vì:

  • Có tiềm năng thị trường lớn
  • Là cây trồng có tiềm năng hấp dẫn để thúc đẩy sự phát triển nông thôn tại Đăk Lăk và đa dạng hoá ngành nông nghiệp do cây cà phê thống trị tại Đăk Lăk
  • Tiềm năng giảm tình trạng suy dinh dưỡng về mặt chất lượng ở Việt Nam

GTZ-Việt Nam đề nghị Fresh Studio Innovations Asia:

  • Tập huấn và hướng dẫn những đối tác địa phương3 tại Đăk Lăk thực hiện phân tích chuỗi giá trị bơ.
  • Thực hiện phân tích chuỗi giá trị bơ
  • Tổ chức một hội thảo phát triển chương trình hành động với các liên đới ngành bơ chủ đạo

Kết quả của đợt làm việc này sẽ giúp GTZ và LED sử dụng những kết quả của bài tập để phát triển một kế hoạch hành động giúp ngành bơ Đăk Lăk tăng cường khả năng cạnh tranh của mình

1.2 Mục đích

Mục đích tổng quát của Phân Tích Chuối Giá trị Bơ (ACA) là:
Tạo ra hiểu biết chung giữa các liên đới bơ chủ chốt và phát triển một chương trình can thiệp dựa trên thị trường vì sự phát triển của một ngành bơ có khả năng cạnh tranh hơn và thành công hơn, trong đó các thành phần của chuỗi giá trị bơ đều được hưởng lợi.
Để đạt được mục tiêu này Fresh Studio đã chia công việc theo bốn gói công việc như sau (WP):
WP1: Phân tích ngành bơ
WP2: Đào tạo và chuẩn bị cho nhóm phân tích chuỗi giá trị Đăk Lăk
WP3: Thực hiện phân tích chuỗi giá trị
WP4: Phát triển kế hoạch hành động can thiệp

Trong báo cáo này chúng tôi trình bày lại kết quả của WP1 và WP3.
Những kết quả của khoá tập huấn (WP2) và hội thảo kế hoạch hành động được trình bày trong những báo cáo khác.

1.2.1 Cấu trúc báo cáo

Báo cáo bắt đầu với việc giải thích các phương pháp, thời gian biu và phương pháp luận mà chúng tôi đã sử dụng trong nghiên cu này. Chương 3 trình bày vắn tắt về thị trường bơ thế giới và các mục đích sử dụng bơ. Tổng quan này dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp và cung cấp những ý tưởng về tiềm năng của ngành bơ. Sau đó chúng tôi sẽ trình bày kết quả của đợt thực địa. Chúng tôi đã đưa ra tổng quan về ngành bơ Việt Nam. Sau đó chương này sẽ trình bày tập trung vào chuỗi giá trị bơ Đăk Lăk. Cấu trúc được giải trình thông qua việc sử dụng bản đồ chuỗi. Bản đồ này bao gồm tổng quan về những thành phân quan trọng nhất của chuỗi và chức năng của họ. Chương tiếp theo trình bày phân tích chi tiết về từng thành phần trong chuỗi. Phân tích này bao gồm những thông tin về đặc điểm, lợi nhuận, khó khăn chính và ý kiến của từng thành phần về các giải pháp khả thi. Chương 6 trình bày kết quả của phân tích dòng sản phẩm bơ từ người nông dân đến người tiêu dùng và công tác đo đạc nhiệt độ. Chúng tôi khép lại báo cáo bằng những kết luận và kiến nghị chủ chốt về những việc cần làm để thúc đẩy sự phát triêể của một chuỗi giá trị bơ thực.

nguoi_van_chuyen_bo_daklak
Hình 1 Người thu gom bơ trái tại tỉnh Đăk Lăk

2 Phương pháp luận

2.1 Phương pháp

Phân tích chuỗi thị trường

Những phương pháp luận chính được chúng tôi sử dụng là phương pháp tiếp cận phân tích chuỗi thị trường và phương pháp đánh giá nhanh có chẩn đoán (RDA). Phương pháp tiếp cận chuỗi thị trường được sử dụng để miêu tả những mối liên kết giữa các tác nhân và những giao dịch tham gia vào quá trình vận chuyển bơ trái từ người trồng bơ đến người tiêu dùng (Lundy et al., 2006).
Phương pháp này buộc nhóm phân tích phải nhìn vào t
ất ccác bước và các tác nhân từ khâu trồng cây bơ đến khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.

Đánh giá Nhanh có chẩn đoán

Để có thể phân tích những gì đang din ra quanh chui bơ trái, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh RDA. RDA là thành viên của một gia đình lớn của những phương pháp Đánh giá Nhanh Nông thôn có Sự Tham gia. Một phương pháp RDA được thực hiện có hiệu quả cho phép người ta phân tích những khó khăn, đưa ra các giải pháp và thực hiện giải pháp đó. RDA là một quá trình và phương pháp dùng để hiểu tình huống, điều kiện và nhận thức của các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị thị trường (Biểu đồ 3).

Để các tác nhân tự phân tích

Những nguyên lý cốt lõi của RDA là:

  • Hoán đổi vai trò: những người trồng/tư thương/người tiêu dùng là những chuyên gia chứ không phải các nhà nghiên cứu là chuyên gia
  • Phép đạc tam giác: RDA sử dụng những phương pháp, nguồn liệu, những nguyên tắc và địa điểm sao cho có thể kiểm tra chéo thông tin để đạt độ chính xác cao nhất
  • Sự mơ hồ tối ưu và tính không chính xác hợp lý: Không cố gắng tìm hiểu nhiều hơn những gì cần tìm. Thường chỉ cần tìm hiểu các xu hướng, điểm, và phân hạng.
  •  Tiếp xúc trực tiếp: người điều tra ở tại địa bàn và trải nghiệm suốt các giai đoạn của chuỗi giá trị
  •  Tự nhận thức và cư xử theo cách phê bình: Yêu cầu các nhà điều tra đặt câu hỏi về những giá trị của riêng họ, những thiên vị, và những lỗi mắc phải

Học nhanh và tiến bộ: Phương pháp RDA rất linh hoạt, có tính khám phá, tác động qua lại và cải tiến. phantich_chuoi_boBiểu đồ 3 Phương pháp sử dụng trong phân tích chuỗi bơ

 

Sử dụng các công cụ RDA
Hộp công cụ RDA bao gồm tất cả những công cụ có thể sử dụng bởi nhóm người thúc đẩy để khuyến khích các tác nhân chia sẻ những ý kiến của họ và phân tích một vấn đề nhất định. Ví dụ: dòng thời gian được dùng để phân tích lịch sử canh tác của cây bơ. Hay biểu đồ hình bánh được sử dụng để hiểu thêm về các giống bơ sẵn có. Phụ chương 1 trình bày tổng quan về các công cụ RDA mà chúng tôi đã sử dụng.

Danh mục câu hỏi
 Bước quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị cho chuy
ến thc địa là quyết định xem thông tin nào chúng ta muốn thu thập, công cụ nào có thể sử dụng để thu được thông tin đó và sự phân chia công việc giữa các thành viên trong nhóm phân tích. Danh sach câu hỏi mà chúng tôi sử dụng được trình bày trong phụ chương 2.

Phương pháp phân tích chuỗi có sự tham gia CIAT
Phương pháp của chúng ta có thể so sánh t
ốt nhất với phương pháp Phân tích Chuỗi có Sự tham gia được miêu tả trong hướng dẫn thưc địa CIAT tiêu đề: “Tăng cường khnăng cạnh tranh của các chuỗi Thị trường của người sản xuất quy mô hgia đình” do Lundy và cộng sbiên soạn (2006). Sự khác biệt duy nhất là chúng tôi cũng dành thời gian để điều tra các chủ đề khác như: tìm hiểu hệ thống canh tác bơ vì hiện có rất ít thông tin về ngành bơ ở Việt Nam.

Các phương pháp sau thu hoạch
Bên cạnh điều tra RDA, chúng tôi cũng thực hiện một số công việc nhằm hiểu sâu hơn về tình hình chất lượng bơ suy giảm từ khi thu hoạch đến khi giao hàng cho người tiêu dùng cuối cùng tại tp.HCM. Một máy đo nhiệt độ không khí và cùi bơ đã được đặt trong một giỏ bơ làm mẫu ngay sau khi thu hái4. Máy đo thông số đã ghi lại nhiệt độ 30 phút một lần cho đến khi bơ đến được với người tiêu dùng cuối cùng tại tp.HCM.

Ước tính kích cỡ ngành bơ Đăk Lăk

Dựa trên những số liệu mà chúng tối thu thập được nhờ phương pháp RDA, chúng tôi đã ước tính kích cỡ của ngành bơ. Những con số về số người trồng bơ, người thu gom, người bán buôn và khối lượng lưu thương có thể tính được dựa trên một số giả định.

Một cuộc khảo sát thêm

 Những con số này dẫn đến một thảo luận trong nhóm và chúng tôi quyết định thực hiện một khảo sát ngắn chính thức giữa các hộ bán buôn tại những vùng sản xuất quan trọng nhất của tỉnh Đăk Lăk.

Ước tính ngành bơ cho các nhà lập chính sách
Lý do để của nỗ lực ước tính chính xác hơn độ lớn vốn có của ngành bơ Đăk Lăk là để cung cấp bằng chứng cho chính quyền tỉnh Đăk Lăk rằng ngành bơ rất quan trọng đối với một số lượng lớn người dân. Việc này cũng giúp đánh giá các đầu tư của nhà nước
để chuyên nghiệp hoá ngành bơ.

Điều tra 98 hộ bán buôn bơ

Khảo sát này là một danh sách câu hỏi ngắn khoảng 10 câu hỏi mở nhằm tìm kiếm thông tin về khối lượng lưu thương, phân loại bơ trái và điểm đến của trái bơ. Cuộc khảo sát này điều tra 98 hộ bán buôn tại thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện buôn bán chính của tỉnh Đăk Lăk.

Xem thêm thông tin tại: http://www.sme-gtz.org.vn/
Có thể tham khảo nghiên cứu này tại: http://www.sme-gtz.org.vn/
3 Sở Khoa học và Công nghệ (DOSTE), WASI, Trung tâm Ứng Dụng Khoa học và Công
nghệ, Trung tâm Khuyến Nông Đăk Lăk, Trường Đại học Tây Nguyên

2.2 Nhóm phân tích

Nhóm đa ngành
Phân tích chuỗi giá trị bơ trái được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của công ty tư vấn Fresh Studio Innovations Asia, Sở khoa học & Công nghệ Đăk Lăk (DOSTE), Viện Khoa học Nông Lâm Tây Nguyên (WASI), Trung Tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ (CSTA), Trường Đại học Tây Nguyên, và một nông dân đồng thời là chủ tịch hội nông dân huyện. Phần tổng quan trình bày thông tin về nhóm thực hiện AVA.

Bảng 1 Nhóm phân tích chuỗi giá trị bơ trái

 
Tên Tổ chức Giới tính
Trịnh Đức Minh DOSTE Nam
Nghiêm Thị Minh Thu CSTA Nữ
Huỳnh Ngọc Tú CSTA Nam
Trần Đức Hiền CSTA Nam
Nguyễn Văn Tám Hội Nông dân Nam
Trần Thị Minh Huệ WASI Nữ
Đỗ Thị Bích Mỹ CSTA Nữ
Y Lem Niê CSTA Nam
Lâm Thị Bích Lệ Trường Đại học Tây
Nguyên
Nữ
Phan Thị Hoài
Thương
Trường Đại học Tây
Nguyên
Nữ
Đào Hữu Hiền WASI Nam
Dương Ngọc Đức Trung tâm khuyến
nông Đăk Lăk (AEC)
Nam
Siebe van Wijk Fresh Studio Nam
Cù Thị Lệ Thuỷ Fresh Studio Nữ
Phạm Văn Hội Fresh Studio Nam
Medy Vilamor Fresh Studio Nữ
Cao Hồng Luyến Fresh Studio Nữ
Trần Mai Hương Fresh Studio Nữ
Đào Thanh Hương Fresh Studio Nữ


2.3 Địa điểm

Các địa điểm nghiên cứu
Chuyến thực địa RDA đã được thực hiện tại một số địa phương sau:
 - Tỉnh Đăk Lăk:

o Thành phố Buôn Ma Thuột
o Huyện Buôn Ma Thuột
o Huyện Krong Ana
o Huyện Krong Pak
o Huyện Cu M’gar

-  Đăk Lăk -> tp.HCM: Đi theo xe chở bơ từ lúc thu hái đến
người tiêu dùng cuối cùng
Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội
4 huyện trồng bơ chính ở Đăk Lăk
Tại tỉnh Đăk Lăk, chúng tôi tập trung vào 4 huyện sản xuất bơ chính và thành phố Buôn Ma Thuột - thủ phủ cuả Đăk Lăk – đầu mối giao thương chính nơi mà từ đó bơ được vận chuyển tới khắp các tỉnh thành Việt Nam. 

Đi theo xe chở bơ từ vườn đến người tiêu dùng

Để hiễu rõ hơn lý do bơ bị hỏng, nhóm phân tích chuỗi bơ đã đi theo những quả bơ từ lúc thu hái cho đến lúc đến với người tiêu dùng cuối cùng tại thành phố HCM. Điều đó có nghĩa là nhóm đã phải thức làm việc liên tục hơn 24 tiếng đồng hồ.

Điểm nghiên cứu tại tp.HCM
Tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã đến một số chợ đầu mối chính như Thủ Đức, Hóc Môn, siêu thị Metro, một vài chợ bán lẻ, người xuất khẩu, các quán cà phê sinh tố, Viện Công nghệ Sau thu hoạch SIAEP và Trường Đại học Nông lâm Thủ Đức.

Tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu của Công ty Fresh Studio đã phỏng vấn những người bán buôn tại chợ Long Biên và một vài người bán lẻ đến mua ở chợ này.

Điều tra bổ sung tại 8 huyện ở Đăk Lăk

Một cuộc điều tra bổ sung được thực hiện tại:

ƒ Thành phố Buôn Ma Thuột
ƒ Huyện Krong Ana
ƒ Huyện CưM’gar
ƒ Huyện Krong Buk
ƒ Huyện Krong Nan
ƒ Huyện Krong Pak
ƒ Huyện Ea Kar
ƒ Huyện Ea Hleo

2.4 Lịch làm việc
Chuẩn bị
Nhóm Fresh Studio bắt đầu chuẩn bị từ giữa tháng 6, bao gồm các cuộc phỏng vấn với những tư thương và người bán lẻ tại Hà Nội.
Trước tuần tập huấn tại BMT, nhóm Fresh Studio đã vào thành phố HCM trước vài ngày để thực hiện một số cuộc phỏng vấn với người bán buôn và bán lẻ. Trong quá trình phỏng vấn, nhóm cũng đã hẹn gặp những thành phần khác nhau trong chuỗi trong chuyến thực địa sẽ được thực hiện cùng nhóm Đăk Lăk vào tuần đầu tiên của tháng 7.

Tập huấn
Công việc tại Đăk Lăk bắt đầu với hội thảo tập huấn và lập kế hoạch trong 5 ngày với 22 học viên. Ngay sau đó là chuyến đi thực địa từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 7. Ngày 5 và 6 tháng 7 nhóm phân tích đã theo xe chở bơ từ vườn cây tại Đăk Lăk xuống đến thành
phố HCM.

nghiencuu
Biểu đồ 2 Thời gian biểu cho các công đoạn trong Phân tích Chuỗi Bơ

  Thời gian biểu chuyến đi thực địa
Bảng 2 trình bày lịch làm việc của chúng tôi trong chuyến đi thực địa. Thời gian biểu này đảm bảo rằng những thông tin thu được sẽ được đưa vào báo cáo ngay và được trao đổi và kiểm tra chéo giữa các nhóm. Phép đạc tam giác thông tin này đặc biệt quan trọng và tối đa hoá hiệu quả hiểu biết của các thành viên trong nhóm. Mỗi một nhóm nhỏ có những chủ đề khác nhau qua từng ngày, ví thế việc trình bày lại trước các nhóm khác sẽ làm nổi rõ toàn bộ bức tranh cho cả nhóm chính.

Bảng 2 Thời gian biểu chuyến đi thực địa

 
Thời gian Hoạt động
7:30 – 11:30 Thực địa
12:00 – 14:00 Nghỉ ăn trưa
14:00 – 16:00 Các nhóm nhỏ viết báo cáo kết quả
16:00 – 17:00 Mỗi nhóm nhỏ trình bày lại kết quả trước các
nhóm khác
17:00 – 19:00 Nghỉ ăn tối
19:00 – 20:00 Các nhóm nhỏ chuẩn bị cho ngày hôm sau


Sau khi nghiên cứu RDA kết thúc tại thành phố HCM, nhóm nghiên cứu tại Đăk Lăk đã thực hiên một cuộc khảo sát những người bán buôn ở Đăk Lăk, trong khi đó nhóm Fresh Studio tại Hà Nội tổng hợp các báo cáo hàng ngày và dịch sang tiếng Anh.
Những báo cáo hàng ngày được phân tích và tóm tắt trong 14 áp phích và được trình bày tại hội thảo liên đới tại Buôn Ma Thuột.

2.5 Thành viên được phỏng vấn

Phỏng vấn 224 người
Trong suốt quá trình đánh giá nhanh, nhóm phân tích đã gặp gỡ và phỏng vấn 126 người trong chuỗi giá trị tại những địa phương khác nhau và phỏng vấn thêm 98 người bán buôn tại tỉnh Đăk Lăk trong một cuộc khảo sát nhỏ (Bảng 3).Tổng số có 224 người đã chia sẻ ý
kiến cuả họ về ngành bơ với chúng tôi, chỉ trong một thời gian ngắn đã chỉ ra được tầm quan trọng của công việc mà dựa vào đó báo cáo này được hoàn thiện.
Bảng 3 Số lượng các thành phần tham gia thảo luận nhóm tập trung và khảo sát bổ sung

126 người trong đợt điều tra RDA và 98 tư thương trong đợt khảo sát

Thành phần tham gia Đăk Lăk Tp.HCMHà Nội Tổng số
Nông dân 33 33
Nhà cung cấp đầu vào 4 4
Nghiên cứu và khuyến
nông
10 5 15
Người thu gom 10 10
Người bán buôn 20 +98a) 10 5 133
METRO 2 2
Người xuất khẩu 2 2
Người vận chuyển 5 5
Người bán lẻ 13 2 15
Cửa hàng Sinh Tố Bo 1 1
Người tiêu dùng 2 2 4
Tổng 82 +98a) 35 9 224

a) Phỏng vấn trong đợt điều tra bổ sung

2.6 Khoảng cách

Nhìn lại…
Mặc dù chúng tối đã tiếp xúc được với một số lượng khá lớn các thành phần của chuỗi nhưng chúng tôi vẫn xác định được một vài “khoảng cách giữa các thành phần”. Điều đó có nghĩa là chúng tôi chưa thực hiện đựợc những cuộc thảo luận nhóm tập trung với những thành phần sau đây:
Quá ít thảo luận với người tiêu dùng, quán sinh tố và người sản xuât sọt tre

-Số lượng người tiêu dùng sau cùng mà chúng tôi đã nói chuyện quá ít. Thay vào đó, phần lớn chúng tôi dựa vào ý kiến và kinh nghiệm của những người bán lẻ, vì hàng ngày họ tiếp xúc với rất nhiều khách hàng.
-Chúng tôi cũng tiếp xúc với quá ít quán sinh tố bơ. Vì bơ ở Việt Nam chủ yếu được dùng làm sinh tố bơ nên chúng tôi rất muốn phỏng vấn nhiều chủ quán sinh tố bơ hơn.
-Một trong những người cung cấp dịch vụ kinh doanh cho ngành bơ là những người sản xuất sọt tre để sử dụng cho việc vận chuyển bơ. Một người cung cấp dịch vụ khác mà chúng tôi không nói chuyện được là những người bán giấy các tông cũ.
Giấy các tông được sử dụng cùng với sọt tre để đóng gói bơ.


Chúng tôi không cho là những khoảng cách này hạn chế khả năng đưa ra các đề xuất và thiết kế một chương trình hành động can thiệp của chúng tôi. Tuy nhiên trong pha tiếp theo, cần quan tâm đến việc dành thêm thời gian tiếp xúc với “những nhà cung cấp dịch vụ đóng gói”.
Những khoảng cách này là hậu quả của việc chúng tôi lựa chọn ưu tiên trong một thời gian ngắn. Trong phần kiến nghị của báo cáo này, chúng tôi đề xuất việc tìm hiểu kỹ hơn về những lựa chọn ưu tiên đối với trái bơ thông qua một nghiên cứu về người tiêu dùng cụ
thể và riêng biệt.

Phần tiế theo:  Tổng quan vthị trường bơ thế gii


 

1216
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Đánh giá

CHIA SẺ CƠ HỘI, HỢP TÁC THÀNH CÔNG
slide_2
  • © Bản quyền thuộc về Vulands.com