logovulands
Diễn đàn » Báo chí về điện mặt trời » Chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dự án điện mặt trời Mỹ Sơn 2
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

NHV
Gửi lúc:

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dự án điện mặt trời Mỹ Sơn 2

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có quyết định chuyển mục đích đất lâm nghiệp sang đất công trình năng lượng để thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn.

Theo quyết định, 49ha đất lâm nghiệp, được xác định là đất không có rừng, đã được tỉnh Ninh Thuận cho chuyển mục đích để làm dự án điện mặt trời.

Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã có quyết định cho Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn thuê diện tích đất trên để thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2 có công suất 50MW, vốn đầu tư 1.200 tỉ đồng, được động thổ ngày 17/1/2019. Dự kiến hoàn thành, đi vào vận hành vào quí 4/2019.

solar_my_son

Động thổ dự án Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2.

Ninh Thuận là tỉnh cực Nam Trung bộ, với điều kiện khí hậu khô hạn, gió to và nắng nóng gay gắt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên được xem là khắc nghiệt này lại là lợi thế lớn để phát triển năng lượng tái tạo.

Theo số liệu thống kê, nguồn bức xạ mặt trời tại Ninh Thuận vào khoảng 1.800 kWh/m2/năm, đây là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời.

Theo đó, tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư các dự án điện mặt trời, với tổng công suất 1.816,8 MW, tổng vốn đăng ký 45.717,8 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2019 có 15 dự án, tổng quy mô công suất 1.063 MW đã chính thức đưa vào vận hành thương mại (COD).

Dự kiến đến cuối năm 2019 tiếp tục có 5 dự án điện mặt trời công suất 190 MW đưa vào vận hành thương mại gồm: Nhà máy điện mặt trời Hacom Solar (40 MW), Nhà máy điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Sinenergy Ninh Thuận 1 (40 MW), Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn (50 MW), Nhà máy điện mặt trời SP Infra 1 (40 MW), Nhà máy điện mặt trời Bầu Zôn (20 MW) và 11 dự án còn lại (công suất 564 MW) sẽ đưa vào vận hành trong năm 2020./.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Điện mặt trời phát triển nhanh nhưng bắt đầu chững lại NHV gửi lúc 10-10-2019 16:09:19

Năng lượng tái tạo chiếm 49% sản lượng điện toàn cầu vào 2050 NHV gửi lúc 04-10-2019 09:05:31

Khánh Hòa chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Cam Lâm VN NHV gửi lúc 10-07-2019 14:41:12

Việt Nam có nên phát triển điện mặt trời nổi trên mặt nước NHV gửi lúc 08-07-2019 16:58:47

Nhà máy điện mặt trời LIG – Quảng Trị phát điện thương mại NHV gửi lúc 24-05-2019 10:48:39

Khánh thành Nhà máy điện mặt trời TTC Hàm Phú 2 NHV gửi lúc 24-05-2019 09:23:13

Chuẩn bị khánh thành Nhà máy điện mặt trời Sông Giang NHV gửi lúc 23-05-2019 10:14:48

Dự án điện mặt trời đầu tiên của Bình Định hòa lưới điện quốc gia NHV gửi lúc 21-05-2019 08:58:55

Quảng Bình khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái nhà NHV gửi lúc 17-05-2019 15:35:30

Những quan ngại về môi trường của pin năng lượng mặt trời NHV gửi lúc 17-05-2019 08:49:44

Có nên lắp điện mặt trời hay không? Bài toán lợi nhuận điện mặt trời NHV gửi lúc 10-05-2019 23:51:14

Phản biện thông tin '30% giá thành điện tái tạo nằm ở quy trình thủ tục' NHV gửi lúc 10-05-2019 08:56:53

ĐIỆN MẶT TRỜI TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI DÂN NHV gửi lúc 09-05-2019 09:59:36

Dự án điện mặt trời thứ tư tại Đắk Lắk đi vào hoạt động NHV gửi lúc 09-05-2019 09:56:28

Có thể ‘cách mạng hóa’ ngành năng lượng tái tạo với Blockchain? NHV gửi lúc 09-05-2019 08:48:02

Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt: Cần cộng đồng vào cuộc NHV gửi lúc 08-05-2019 15:50:04

CHIA SẺ CƠ HỘI, HỢP TÁC THÀNH CÔNG
slide_2
  • © Bản quyền thuộc về Vulands.com