logovulands
Diễn đàn » Báo chí về điện mặt trời » ĐIỆN MẶT TRỜI TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI DÂN
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

NHV
Gửi lúc:

ĐIỆN MẶT TRỜI TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI DÂN

Góc nhìn từ phía Nhà nước của một người dân

Năng lượng là vấn đề sống còn của mọi quốc gia, một quốc gia phát triển là một quốc gia sản xuất và sử dụng nhiều năng lượng.

Nhà nước và các doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều tiền xây dựng các cơ sở sản xuất năng lượng như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện, .. nhưng hàng năm chúng ta vẫn đối mặt với vấn đề thiếu hụt năng lượng.

 Trong khi đó, Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của các hộ dân là nguồn năng lượng khổng lồ với nhiều ưu điểm trong đầu tư thì Nhà nước lại chưa có chính sách phù hợp để phát triển.


 

Trước hết, tôi liệt kê một số ưu điểm về đầu tư của Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà hộ dân:

 – Huy động nguồn vốn từ người dân, làm ngay trên mái nhà có sẵn, nhà nước không phải bỏ vốn, không bỏ tài nguyên.

 – Đầu tư nhỏ, linh hoạt, triển khai nhanh

 – Nhà nước không cần quy hoạch, người dân tự tính toán đầu tư dựa trên nhu cầu và nguồn lực, không bị dư thừa, không bị mất cân đối.

 – Dễ thay thế, dễ di chuyển, dễ bán lại, dễ thanh khoản

 – Ngày nóng dùng nhiều điện thì hệ thống cũng phát nhiều

 – Phạm vi đầu tư hẹp, ít truyền dẫn

– 1/4-1/3 hộ đầu tư đủ phục vụ cho toàn bộ các hộ dân xung quanh vào ban ngày.

 Nói chung là hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên, huy động được vốn trong dân đầu tư vào sản xuất và tạo ra thêm nhiều năng lượng, tiết kiệm các chi phí gián tiếp.

Nhà nước cần làm gì?

 Điều duy nhất cần làm là có chính sách phù hợp để khuyến khích người dân đầu tư Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà theo hệ hòa lưới, không dùng pin lưu trữ.

Cụ thể hiện nay nhà nước chỉ cần: khuyến khích lắp công tơ 2 chiều và cho phép bù trừ trực tiếp lượng điện mà hộ dân sản xuất thừa trả lên lưới vào ban ngày với lượng điện hộ dân sử dụng từ lưới do không thể sản xuất vào ban đêm.

 Nhà nước sẽ có một vài vấn đề khi thực hiện chính sách bù trừ trực tiếp này:

 – Không thu được thuế VAT, thuế thu nhập từ việc sản xuất điện của người dân.

Việc lắp đặt hệ thực hiện trên mái nhà có sẵn của người dân, không sử dụng tài nguyên của nhà nước, việc không thu VAT là hợp lý.

 Người dân tự sản xuất, tự tiêu thụ, việc không thu thuế thu nhấp cũng là hợp lý.

 – Vướng vào một số vấn đề về quy tắc tài chính.

 Hộ gia đình lâu nay vẫn không được đối xử như doanh nghiệp, họ mua hàng nộp thuế VAT mà không được khấu trừ VAT, cho nên không nên áp dụng các quy tắc tài chính với các hộ gia đình.

Hơn nữa, khi người dân bỏ tiền ra đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, họ lấy từ nguồn tiền thu nhập của họ, bản thân nguồn tiền này đã được đóng thuế.

Tài nguyên duy nhất họ sử dụng trong quá trình vận hành là ánh sáng mặt trời, đây không phải là tài nguyên của nhà nước.

Kết luận

Với chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà hiện nay, với mức giá điện nhà nước đang bán cho các hộ dân hiện nay, chỉ cần 1 chính sách cho phép bù trừ trực tiếp lượng điện sản xuất và tiêu thụ của các hộ dân, chúng ta có thể khuyến khích hàng triệu hộ dân trên toàn quốc bỏ tiền ra đầu tư hệ thống này.

Hàng triệu mái nhà đó sẽ tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ đóng góp vào tổng năng lượng tạo ra của cả đất nước. Ngân sách và các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền đầu tư vào các dự án năng lượng và dịch chuyển sang các dự án khác hiệu quả kinh tế hơn.

 

28 bình luận

tancodien

Chưa ai tính xem cái chu trình xử lý rác thải từ năng lượng mặt trời như thế nào nhỉ

tuong_bi

  @tancodien Rác từ tấm pin gồm có:
– Thanh nhôm
– Nhựa plastic
– Các cell pin: cell pin làm chủ yếu từ silic tinnh thể (giống như cát hoặc thủy tinh) không độc hại. Chỉ có rất ít nhà sản xuất loại thin film có chất độc hại, loại này cũng không phổ biến do hiệu suất thấp, đắt, chủ yếu dùng cho các mục đích đặc biệt
—> Do đó, rác thải của tấm pin ít độc hại, hoàn toàn có thể thu gom để tái chế giống như người ta thu gom sắt hoặc ô tô cũ để tái chế.
So sánh với nhiệt điện:
– Khí thải mang theo rất nhiều chất độc hại cho con người và môi trường
– Khi đã phát khí thải thì không có khả năng thu hồi tái chế, hoặc việc thu hồi khí thải độc hại cực kỳ tốn kém, không có khả năng thực hiện
– Chất thải trong quá trình hoạt động (tro xỉ) cũng mang nhiều chất độc hại, làm hủy hoại môi trường 

Như vậy bác đã biết loại nào tốt hơn rồi. Dĩ nhiên, khi có loại ưu việt hơn tấm pin mặt trời, khi sử dụng xong không cần phải làm gì cũng không có rác thải thì đương nhiên chúng ta sẽ ủng hộ thay thế tiếp 

 

mylove69

      @tuong_bi ai bảo tấm pin ít ô nhiễm ??? forbes.com/…ch-toxic-waste/

tuong_bi    @mylove69 bác hành em đọc mệt quá. Em sẽ không tranh luận tiếp nếu bác tiếp tục tranh luận kiểu này. Vui lòng đưa ra luận điểm thuyết phục.
Cả bài viết bác quẳng cho em vẫn chỉ quanh quẩn vấn đề là trong vòng 2 30 năm tới sẽ có rất nhiều tấm pin mặt trời hết hạn thì làm thế nào để xử lý. Em xin thưa là về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có thể huy động nguồn lực xã hội để xử lý tái chế lượng rác thải này. Các ngành công nghiệp như ô tô, xe máy,… vẫn đang làm tốt việc tái chế này thì không lý do gì không làm được. Chứ luận điểm này không thể biện hộ cho việc chúng ta ngồi im để nhiệt điện tiếp tục đầu độc môi trường, và nó độc hại gấp vạn lần, lại không có khả năng khắc phục được, chất thải độc hại hơn nhiều mà không có khả năng thu hồi, tái chế được.
Thêm một luận điểm nữa về chất độc Cadmium. Em đồng ý đây là chất vô cùng độc hại nhưng nó chỉ tồn tại trong các tấm pin dạng thin film. Công nghệ này gần như không được dùng ở Việt Nam do giá thành cao, hiệu suất thấp. Nó chỉ được dùng ở một số ít các ứng dụng đặc thù.

 

hoo

Làm thế thì nhà nước lấy gì mà thu. Rồi từ xăng dầu nữa. Bạn nghĩ được thì mấy ông ở trên cũng nghĩ được, chỉ là làm thì có gì để thu nữa

bulubala

 @hoo đúng rồi – các bác ở trên không có ai ngu. Chỉ có giả vờ ngu. Còn chúng ta không hiểu chuyện đó – là ngu thiệt 

thenewnet

 @bulubala ha ha

hoo

 @bulubala vậy mới nói. Chỉ có dân mình là bị lừa cho vào rọ thôi

goldenf

 Vừa tăng giá điện lên mấy % thì nhà nước thu ngay được 20000 tỷ, dại gì mà xúc tiến điện mặt trời

melody6882

 Cái này thực sự có hiệu quả không nhỉ ?

kanishi

 Kết luận vớ vẩn, số liệu đâu? Cảm tính quá.

Nova

 Bên Triều Tiên cái này nhiều cực.

JuraP

 Chủ thót viết quảng cáo thì dc. Em chỉ le ve gần mấy ông NLTT thì thấy sai gần nửa và khó thật cho dân tự phát triển dù đã có vbqppl

honglamsg

 @jurap bạn tranh biện kiểu này thì hỏng, ít nhất bạn có luận điểm “sai 1 nửa” thì cũng đưa ra vài luận đề và luận chứng chứ

Vdual

 Thứ nhất: điện mặt trời không hề đơn giản là cứ lắp đặt lên là có điện dùng. Nó còn phụ thuộc vào mức độ bức xạ nhiệt để có thể phát điện hiệu quả nhất. Theo tính toán thì các vùng từ miền trung trở vào có mức độ bức xạ nhiệt lớn nhất nên hiện tại các dự án điện mặt trời tập trung chủ yếu ở khu vực nam trung bộ và nam bộ
Thứ 2: Điện mặt trời nhà dân (áp mái) không hề đơn giản trong cách vận hành là ban ngày tôi phát điện, tôi dùng không hết, thì tôi bán cho EVN, ban đêm tôi không phát điện được thì tôi mua điện của EVN. Đặc điểm của điện mặt trời là không ổn định, vì vậy phải có phương án dự phòng trong trường hợp không phát được điện, tức là người ta phải có các nguồn khác dự phòng. Cũng theo tính toán thì để dự phòng cho 1kW điện mặt trời thì phải có 2.5kW các nguồn điện khác
Thứ 3: Hiện nay nhà nước đã thực hiện việc khuyến khích xây dựng, lắp đặt điện mặt trời áp mái rồi. Các hộ đầu tư sẽ được lắp công tơ 2 chiều, lượng điện dư phát lên lưới sẽ được mua với giá được kí kết ở cuối năm trước đó. Số liệu đến tháng 6/2018 thì đã có 750 dự án điện mặt trời áp mái được đăng k

honglamsg

 @vdual mấy cái bạn vừa nêu có gì mới đâu, nhóm chúng tôi biết cả, câu chuyện là tìm giải pháp để dung hòa giữa lợi ích nhà nước và lợi ích của người dân nhằm thúc đẩy việc phát triển các dự án điện mặt trời trên mái các hộ dân, vừa tốt cho nền kinh tế, vừa hưởng ứng chủ trương của Đảng và nhà nước đã được văn bản hóa khắp nơi.

NChinh

 @honglamsg cần tri thức để hiểu biết — có hiểu biết rồi mới thấy đừng để lều báo dắt mũi .Vấn đề khó nhất hiện tại của điện mặt trời là việc lưu trữ nó, để bình ổn khả năng cung cấp điện, chứ đem đấu thẳng vào điện lưới quốc gia, coi cả mạng điện quốc gia ấy như cái bình điện dự trữ thì khả năng sập là cực cao. Một cụm mây cũng đủ che nắng của cả một tỉnh trong chục phút rồi.Điện mặt trời nhược điểm nhiều, tạo điện bình ổn ko cao, được mỗi cái lều báo tung hô ngôn từ hoa mỹ là sạch thôi. Giải pháp thì hiện tại chưa có, xã hội có anh hùng nào đứng lên giải quyết hộ bài toán khó này với?

.TanNg

 @nchinh, @vdual Hai ông anh nhiều tri thức với không bị lều báo dắt mũi xin update hộ em hai thông tin sau

– công tơ hai chiều tức là bù trừ, lấy lượng mua vào trừ đi lượng phát ra, sau đó tính tiền trên phần chênh. Còn cái đang triển khai là 2 công tơ, một mua vào, một bán ra theo giá khác nhau. Ký hợp đồng với hai công ty khác nhau. Hai phương án khác nhau khá nhiều, nhưng hôm nay không đi vào chi tiết, chỉ update cho hai ông anh

– Điện mặt trời ở miền Bắc hiện rất ít, vậy nên tỷ lệ điện mặt trời/các nguồn khác còn xa mới tới lúc cần bổ sung nguồn khác để bù vào. Các hộ dân còn xa mới lắp đủ tới mức tạo ra mất cân bằng, các ông anh giỏi giang update thêm cho em lý luận này với ạ. Để sau bọn khác có nói gì mình chửi nó cho dễ, đỡ mang tiếng lạc hậu.

À, mà em thấy mấy ông anh nói hệt như trong bài báo mấy ông điện lực nói, đúng không nhỉ.

NChinh

 @tanng xin tựa cột mà thưa, đầu tiên là không cho điện mặt trời hoà lưới đã. Mới nghe tưởng hay tiết kiệm lắm, nhưng lưới điện măt trời vốn ko ổn định, thì phải lấy cái gì bình ổn cho nó? Mỗi lệnh mở cổng xả nước ở thuỷ điện, hoặc khởi động máy phát nhiệt điện tiêu tốn vài tiếng đến lâu hơn, hoàn toàn ko đáp ứng được việc tăng tải lên xuống bất ngờ bù lại từ điện mặt trời. Chưa kể mạng điện hiện tại đã thiết kế cho việc này rồi, giờ cao điểm vẫn cấp đủ điện, giờ thấp điểm vẫn phát điện dư cho giờ cao điểm, ko có mấy ông điện mặt trời hoà lưới, hệ thống vẫn là chịu tải được.

Điện mặt trời của cá nhân thích lắp cứ lắp, cứ xài thoải mái, nhưng đừng hoà lưới thì mọi nơi đều vui vẻ. Đẻ đâu cái học thuyết, là nhà em lắp điện mặt trời, em dùng ko hết nên em phải được ưu đãi kết nối mạng lưới, lúc nắng to em thừa em đem bán giá ngon, lúc ko nắng hoặc nửa đêm em móc lưới về nhà em dùng. Nó khác gì ép nhau bao tiêu nông sản mà ko dựa vào nhu cầu thực tế và ép cố đinh giá bất chấp chất lượng thực tế.

Mở miệng là muốn nhà nước trợ giá lắp, rồi cố định giá mua, rồi bao tiêu điện dư bất kể nhu cầu, thì có gì đúng? Bác nào lắp cứ lắp, điện ấy đi riêng trong nội bộ nhà bác thì thắp đèn hay bơm nước hay đi mà luyên thép là việc nội bộ nhà bác, sao cứ phải gào lên em muốn hoà lưới bán điện mà EVN ko đồng ý …

Nói về tính sạch của điện mặt trời, thì mình ko bàn ở đây, chỉ bàn về tính kinh tế khi cho nó hoà lưới điện tổng thôi.

 

TanNg

 @nchinh Bác ơi em mới update thông tin cho hai bác, để lần sau hai bác nói đỡ sai hơn. Đã có lý luận gì về điện mặt trời đâu mà bác chửi em, tội nghiệp em quá. 

Vdual

 @tanng Em thì không dám nhận nhiều tri thức, chỉ là công việc em đang làm liên quan đến điện mặt trời. Em cũng ít tuổi hơn bác nhiều. Em cũng xin trả lời thắc mắc của bác
– Trước em không rõ, nhưng gần đây thì đã triển khai việc lắp công tơ 2 chiều rồi. Nhưng dù có lắp công tơ 2 chiều hay không thì việc mua bán điện với 2 giá khác nhau em thấy HOÀN TOÀN HỢP LÝ. Bởi vì để bán điện cho bác, người ta còn phải truyền tải từ các nhà máy điện về, chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa sự cố lưới truyền tải, tổn hao trên đường dây….Khi bác bán điện, thì cũng phải qua lưới truyền tải mới đến các hộ khác
– Điện mặt trời ở miền Bắc hiện rất ít, vậy nên tỷ lệ điện mặt trời/các nguồn khác còn xa mới tới lúc cần bổ sung nguồn khác để bù vào. Các hộ dân còn xa mới lắp đủ tới mức tạo ra mất cân bằng. Cái này không đúng, bởi vì hệ thống điện quốc gia nó là 1 thể thống nhất, tất cả các nguồn điện đều nối vào lưới chung. Miền Bắc sản xuất được nhiều điện hơn miền Trung và miền Nam, chính vì thế mới có lưới truyền tải 500kV để truyền công suất từ miền Bắc vào. Ý của em là, người ta tính dự phòng là dự phòng trên cơ cấu nguồn điện của cả nước, chứ không phải chỉ dự phòng theo khu vực như ý bác được. Như em đã nói ở trên điện mặt trời rất không ổn định, mà sự ổn định lại là một yêu cầu tối quan trọng của hệ thống điện. 

Không liên quan đến điện mặt trời nhà dân mà là điện mặt trời công suất lớn, thì hiện tại với chính sách ưu đãi về giá mua điện, bắt đầu có hiệu lực từ 30/6/2019 thì đang có hàng trăm dự án điện mặt trời được đăng kí (công ty em đã kí hợp đồng và đang triển khai 22 dự án), với tổng công suất đạt 47.000 MW, trong khi tổng công suất tiêu thụ điện của Việt Nam hiện tại có hơn 60.000 MW. Nếu dùng hết điện mặt trời thì chỉ cần 1 hôm trời đang nắng to, chợt mưa rào thì xác định là rã lưới

Em không biết bác có định kiến gì với mấy ông điện lực không nhưng em không phải làm trong điện lực.

 

 

TanNg

 

@vdual Công tơ hai chiều với 2 công tơ tác động khác nhau nhiều, chứ không giống nhau như bạn nghĩ đâu:

1 – Lắp 2 công tơ thì phải đầu tư thêm công tơ, đầu tư thêm hệ thống quản lý, đầu tư thêm chi phí sản xuất, con người, thanh toán ==> về mặt xã hội đó là lãng phí xã hội. Khi lãng phí thì tạo ra thiệt hại, đẩy chi phí và giá điện bình quân lên cao. Khác nhau rất nhiều đó. Hệ thống nào tốt hơn thì chưa nói, nhưng đầu tiên là nó khác nhau

2 – Theo mình hiểu khi điện phát ra từ lưới điện mặt trời của gia đình, công suất khá nhỏ và nó đi sang nhà dân gần nhất luôn, chứ nó không sử dụng tới cái đám truyền dẫn, truyền tải hầm bà loằng bạn nói nên không phát sinh thêm đầu tư ở trạng thái hiện tại khi mà công suất điện mặt trời hộ dân ở miền Bắc còn rất nhỏ.

Vdual

      44 ngày trước

@tanng 1. Cái bác nói thì em biết. Ý của em muốn nói là hiện tại em thấy đã áp dụng việc sử dụng công tơ 2 chiều rồi. Ít nhất mấy công trình nhà dân em làm thì thấy có công tơ 2 chiều rồi
2. Bác có khẳng định là những nhà dân cạnh nhau sẽ có nhu cầu sử dụng giống nhau không. Nhà bác phát điện nhưng nhà hàng xóm không dùng thì sao. Một lần nữa em muốn nhắc đến “sự ổn định”

 

 

Martine

 Ai cũng lắp điện mặt trời ông EVN bán cho ma à?

ChuHung

Em xem mấy phim tài liệu khoa học về việc thế giới đang tìm kiếm điên đảo các nguồn năng lượng thay thế để đưa vào ứng dụng cuộc sống và thực thi cuộc sống, trong đó có cả điện mặt trời. Điện mặt trời điểm yếu cực lớn là tính ổn định của nó và khu vực nắng. nó còn chẳng ổn định được bằng điện sóng.
Có nhà máy bên Mỹ sử dụng điện mặt trời vận hành nhà máy của họ vào ban ngày nhưng vẫn phải dùng thêm điện khác thay thế vào ban đêm đó là đốt vỏ hạt một sản phẩm của nhà máy thải ra.
Vì cái tính ổn định của nó dở dở ương ương nên thế giới cũng chưa triển khai được gì nhiều với nó.

Các tấm pin sau khi hết hạn cũng độc hại cho quá trình xử lý hay tái chế. Hiện đa phần các tấm pin là của Trung Quốc sản xuất. Bên châu Âu có công ty nghiên cứu ra được tấm pin hay phương pháp thu hồi các chất độc ấy em chẳng nhớ nữa nhưng giá thì chẳng rẻ.

 

NChinh

 

@chuhung có 1 cách bình ổn từ điện mặt trời mình xem, đó là dùng ánh sáng mặt trời làm tan chảy muối nóng vào ban ngày, và vẫn còn đủ nóng để làm sôi nước chạy máy phát điện vào ban đêm. Nhưng có vẻ có hao phí nhiệt nên cũng chưa thấy nhiều nơi nhiệt tình với nó.

 

 

dangquang1020

 

Cái quan trọng nhất chưa triển khai là thằng EVN nó của nhà nước, làm thì nó ăn cức à.

KBietJ

Đụng chạm nghề nghiệp rồi! bác nào có nhu cầu lắp đặt, tư vấn thì pm mình nhé! bên mình đang triển khai một số công trình lớn, nếu doanh nghiệp nhỏ nhỏ thì cũng xem xét làm! chủ trương chung của Cty.
Nói nhỏ thêm các bạn: Hộ nào xài trên 1,5-2 triệu/ tháng tiền điện thì nên lắp; giá điện sau này lũy kế trên vài trăm kw rất rất đắt!!!


Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Điện mặt trời phát triển nhanh nhưng bắt đầu chững lại NHV gửi lúc 10-10-2019 16:09:19

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dự án điện mặt trời Mỹ Sơn 2 NHV gửi lúc 09-10-2019 12:24:17

Năng lượng tái tạo chiếm 49% sản lượng điện toàn cầu vào 2050 NHV gửi lúc 04-10-2019 09:05:31

Khánh Hòa chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Cam Lâm VN NHV gửi lúc 10-07-2019 14:41:12

Việt Nam có nên phát triển điện mặt trời nổi trên mặt nước NHV gửi lúc 08-07-2019 16:58:47

Nhà máy điện mặt trời LIG – Quảng Trị phát điện thương mại NHV gửi lúc 24-05-2019 10:48:39

Khánh thành Nhà máy điện mặt trời TTC Hàm Phú 2 NHV gửi lúc 24-05-2019 09:23:13

Chuẩn bị khánh thành Nhà máy điện mặt trời Sông Giang NHV gửi lúc 23-05-2019 10:14:48

Dự án điện mặt trời đầu tiên của Bình Định hòa lưới điện quốc gia NHV gửi lúc 21-05-2019 08:58:55

Quảng Bình khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái nhà NHV gửi lúc 17-05-2019 15:35:30

Những quan ngại về môi trường của pin năng lượng mặt trời NHV gửi lúc 17-05-2019 08:49:44

Có nên lắp điện mặt trời hay không? Bài toán lợi nhuận điện mặt trời NHV gửi lúc 10-05-2019 23:51:14

Phản biện thông tin '30% giá thành điện tái tạo nằm ở quy trình thủ tục' NHV gửi lúc 10-05-2019 08:56:53

Dự án điện mặt trời thứ tư tại Đắk Lắk đi vào hoạt động NHV gửi lúc 09-05-2019 09:56:28

Có thể ‘cách mạng hóa’ ngành năng lượng tái tạo với Blockchain? NHV gửi lúc 09-05-2019 08:48:02

Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt: Cần cộng đồng vào cuộc NHV gửi lúc 08-05-2019 15:50:04

CHIA SẺ CƠ HỘI, HỢP TÁC THÀNH CÔNG
slide_2
  • © Bản quyền thuộc về Vulands.com