Cư M'gar nghĩa là gì? Ý nghĩa của từ Cư M'gar
Cư M'gar (tiếng Êđê) nghĩa là Núi Hoa
Cư M'gar là tên của một ngọn đồi đồng thời là tên một huyện ở Đắk Lắc. Tên gọi Cư M'gar được ghép từ 2 chữ của người Êđê: Cư (Chư) và M'gar (Mờ nga) với ý nghĩa là Núi Hoa.
Đồi Cư M'gar bị hoang tàn bởi chiến tranh
Hình thành tên Cư M'gar
Huyện Cư M'gar có một ngọn đồi sinh ra từ núi lửa, nơi đây mỗi mua xuân từ dưới nhìn lên sẽ rợp màu hoa dại và hoa dã quỳ, mùa hè thì lác đác hoa phượng, Núi Hoa tách biệt và nổi bật lên giữa vùng đất bazan. Nơi đây khi xưa là vùng đất người Ê đê chiếm đa số, những cái tên địa danh thường mang ý nghĩa riêng do người Ê đê đặt, họ lấy những đặc trưng ở đó để đặt cho địa danh như dòng suối, dòng thác, ngọn đồi, ...
Ý nghĩa một số tên địa danh tại Tây Nguyên
Tiếng Êđê (ghi theo từ điển Êđê-Pháp của Durisbourne, Paris 1965)
Krông: suối, sông nhỏ
Buk : tóc (vậy Krông Buk có thể hiểu là "Suối tóc")
Ea: sông nói chung (đúng ra Ea là nước (eau/water), tiếng Jarai là Ya hay Ia)
Dak: sông lớn (tiếng Mnông thì Dak là nước)
Chư: núi (tiếng Chăm là Chơh)
Buôn: làng
Tiếng Bahnar (theo đại tự điển Bahar-Pháp của Gulleminet)
Dak : nước, sông
Kon: người, kẻ, làng, bản
Ngok: núi (thí dụ Ngok Ring , hiện phiên là Ngọc Linh, núi cao nhất Tây nguyên (2877m). Ngọk: núi, Ring: làng , vùng đất chung của tổ tiên
Plei: làng (do ảnh hưởng tiếng Jarai và Chăm là Pơlei)
Tiếng Stiêng
Bù: người, làng bản (Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập...)