Bơ Sáp
Trước khi đi vào chi tiết để tôi giới thiệu sơ qua về Ông Vua của chúng ta nha:
Bơ sáp có nguồn gốc từ nước Pháp xa xôi, du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỉ 16, tới nay đã trở thành loại cây trồng chủ lực của vùng Tây Nguyên, đem lại giá trị kinh tế cực kì to lớn.
Bơ sáp hiện nay đã có vài vùng trồng thành công như Đà Lạt - Lâm Đồng nhưng cũng chỉ ăn chơi, ăn thôi, còn ăn chất lượng, ăn đỉnh cao vẫn là ở Dak Lak - Tây Nguyên.
Cách chọn bơ sáp ngon
Bơ sáp thì có nhiều hình thù, nhiều kích thước nhưng chỉ có 2 màu sắc chính là Bơ Chín Xanh và Bơ Chín Tím, 2 loại này đều rất ngon nhưng theo chia sẻ của những người sành ăn thì Bơ Chín Tím cho lượng sáp và vị béo ngậy hơn kha khá.
Bơ Sáp hay Bơ Nước phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi của cây, càng lâu năm càng sáp, nếu bạn dính bơ nước nhất định được thu hoạch ở cây Tơ. Nếu mua Bơ Sáp ở Vựa Bơ Sạch Hưng Thủy thì anh chị có thể yên tâm hoàn toàn. Bơ của chúng tôi 100% là Bơ Già được thu gom ở từng hộ dân (trên Đak Lak người dân cứ trồng từng cây, từng cây một, cây nào ngon thì giữ lại, lâu năm dần mỗi nhà đều có vài cây cao 15-20m cho chất lượng tuyệt đỉnh). Có 2 cách để phân biệt Bơ Non Tơ và Bơ Già:
- Về hình thức bên ngoài: Bơ nước thường có vỏ ngoài láng bóng, sờ mịn màng, nhìn rất đẹp mắt còn Bơ Sáp Già thì vỏ ngoài sẽ sần sùi, xấu tệ nhưng cực dẻo và ngậy.
- Nếu có cơ hội bổ ra thì hãy ngửi mùi, bơ già mùi thơm ngậy hơn hẳn. Tiếp đó để ý phần màng xung quanh hột, nếu nó róc khỏi hạt và có màu nâu vàng thì chắc chắn lô bơ tuyệt vời.
✔ Khi đi mua bơ sáp các chị quan sát trên Vỏ trái bơ nha. Trên Vỏ trái bơ xanh có lấm tấm đốm vàng thì tỉ lệ sáp sẽ cao hơn rất nhiều. Đó là tất cả các cách chọn bơ ngon của nhà cung cấp.
3 yếu tố sống còn của Bơ sáp:
Thời Gian: Trong năm có 2 thời điểm bơ sáp bị sượng và đen đầu:
✔ Từ tháng 2->5 đây là đầu mùa mưa ở Tây Nguyên, tỉ lệ sượng cực cao từ 31-50%. Cách nhận biết bơ sượng là không hề dễ dàng với bất kì ai. Anh giám đốc dạy chúng tôi một mẹo chuẩn 100% nhưng đòi hỏi phải thực hành nhiều: Dùng cả bàn tay bóp nhẹ trái bơ và cảm nhận, Bơ Sáp Chín Ngon sẽ cho cảm giá Mềm Mại, Thân Thiện Với tay, còn Bơ Sượng bóp nhẹ cảm thấy như sờ vào cục cao su Cứng và Đàn Hồi. Tuy nhiên Bơ sượng không nên vứt đi, bên nước ngoài họ thái bơ ra đem xào salad, ăn vị ngăm đắng như ăn mướp đắng khá ngon và bổ. Còn khi bóp mà thấy bơ bị nát, nhũn thì xác định chín quá mất rồi, có thể đã thối toàn thân.
✔ Từ tháng 10->11 là mua khô trong Tây Nguyên, nước tưới thiếu trầm trọng nên Bơ Sáp rất hay gặp hiện tượng chín đầu nhưng chưa chín thân (thối đầu). Cách khắc phục như sau: Cắt đầu ăn trước, để thân chín ăn sau hoặc để cả trái chín hết nhưng chỉ ăn phần thân, cắt bỏ phần đầu thối. Tuy vất vả nhưng thời điểm này bơ cực dẻo, nhiều sáp kinh khủng.
Nhiệt độ: Yếu tố quyết định trong quá trình bảo quản bơ sáp:
✔ Bơ sợ nhất là sự biến thiên nhiệt độ, không được để bơ gặp hiện tượng sock nhiệt.
✔ Nhiệt độ chuẩn để bảo quản bơ sáp là từ 8-> 27C, nhiệt độ càng tiệm cận 8*C bơ càng chín chậm, tiệm cận 27*C bơ chín cực nhanh (tùy mục đích sử dụng, nhưng lưu ý không để bơ ở nhiệt độ quá 27C rất dễ lỗi).
✔ Lưu ý khi bảo quản bơ không nên để dưới sàn vì nhiều người đi qua, đi lại tạo ra các luồng khí nóng lạnh đan xem -> khiến nhiệt độ biến thiên liên tục, không hề tốt cho bơ.
Nấm mốc: Kẻ thù muôn thủa của Bơ sáp
✔ Hiện tượng bơ thối đầu là do bị nấm xâm nhập vào qua phần cuống đã ngắt bỏ, chúng sinh trưởng và khiên phần đầu bị hư hỏng nặng.
✔ Do đó không để bơ nơi ẩm thấp, nhiều nấm mốc, không bảo quan bơ cùng bất kì một loại rau củ quả nào hết. Đặc biệt không làm xước, làm tổn thương lớp vỏ của bơ, về phần chúng tôi sẽ cố gắng để nguyên cuống, khi hàng về tới cửa hàng bẻ cuống đi, để 2,3 ngày là bơ sáp chín ngon rồi.
Những sai lầm người tiêu dùng rất hay mắc phải với bơ sáp
✔ Không bao giờ được chọn bơ sáp bằng cách dùng ngón tay ấn vào phần cuống. Phần cuống bị tổn thương thì 100% thối đầu :(
✔ Chọn bơ bằng cách lắc hạt là thiệt, vì bơ rỗng, ít cơm hơn bình thường.
✔ Thích bơ to là nhầm to, tỉ lệ thịt và hạt thì bơ sáp size 4-5 quả mới là lựa chọn tối ưu và cũng chỉ size 4-5 quả mới đủ điều kiện xuất khẩu.
✔ Ăn quá tham: thông thường phần đầu gần cuống nên cắt bỏ vì nó là nơi lưu thông và lưu trữ dinh dưỡng ➡ Chứa cả những chất độc hại, cặn bã nhất (không nhiều, nhưng cũng không tốt).
✔ Lầm tưởng về bơ dài: nhiều người nghĩ bơ dài sẽ được ăn nhiều sáp, tuy nhiên về tổng thể thì bơ hình tròn mới cho tỉ lệ tối ưu nhất. Bơ dài rất dễ thối đầu mà đã thối đầu thì bỏ đi nửa quả mất rồi.
✔ Dinh dưỡng của quả bơ sáp nằm nhiều nhất ở phần thịt màu xanh và phần sơ của bơ, nó chứa khoảng 14 khoáng chất cực kì có lợi cho sức khỏe và vóc dáng ➡ Lượng sáp vàng ươm không phải là tất cả.
Thêm một xíu nữa về bơ sáp: Hiện nay có nhiều cơ sở dấm bơ để đảm bảo độ đồng đều, dung dịch dùng để dấm hoàn toàn hợp pháp và an toàn, tuy nhiên về chất lượng sẽ không được như bơ chín tự nhiên. Bơ dấm thuốc ăn vào cảm thấy nóng và nồng trong cuống họng, còn bơ sáp chín cây sẽ ngậy, mát nơi cuống họng.
Tác dụng của bơ sáp
Bơ sáp tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi.
-Bơ sáp có chứa lượng axit oleic khá cao giúp ngăn ngừa ung thư vú.
-Trong bơ có chứa lượng lutein carotene cao hơn bất cứ loại trái cây nào khác. Chất này giúp chống sự thoái hóa thành các vết đen, bệnh đục nhân mắt và một số bệnh về mắt liên quan đến tuổi thọ.
- Bơ sáp có chứa rất nhiều beta-sitosterol, là một hợp chất làm giảm tỉ lệ cholesterol. Một nghiên cứu tiến hành trên 45 người đã cho thấy ăn một quả mỗi ngày sẽ giúp giảm tỉ lệ chất béo xuống khoảng 17% chỉ trong vòng một tuần.
- Bơ chứa rất nhiều glutathione - chất chống ôxy hóa rất quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự lão hóa, ung thư và bệnh tim.
- Theo những nghiên cứu chưa chính thức bơ sáp chưa môt số chất có khả năng ngăn ngừa ung thư thận và ung thư vòm miệng
Cách sử dụng bơ sáp
- Bơ sáp thường được dùng để ăn tươi hỗ trợ giảm cân rất tốt, ngoài ra còn chế biến được nhiều món ăn vặt ngon như kem, sinh tố, thạch...
- Bơ còn được dùng để nấu súp, làm sốt ăn kèm.
- Phụ nữ hay dùng bơ để đắp mặt, vừa dưỡng ẩm lại trị mụn không tồi.
Theo dacsandaklak47