Email |
Đăng ký Quên mật khẩu | |
Mật khẩu |
Nhớ mật khẩu |
Người gửi | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
NHV |
Gửi lúc:
So sánh NFC và RFID - NFC, RFID là gì và hoạt động ra sao?Mục lục bài viết:
1. Bảng so sánh giữa công nghệ NFC và RFIDRFID (Radio Frequency Identification) là quá trình mà các đối tượng đọc ra một mã duy nhất thông qua công nghệ sóng radio NFC (Near Field Communication) là một nhánh trong công nghệ RFID. Cụ thể NFC là một nhánh trong RFID HF (RFID tần số cao) cùng hoạt động ở tần số 13.56 MHz. NFC được thiết kế là một dạng trao đổi dữ liệu bảo mật và một thiết bị NFC có thể vừa là đầu đọc, vừa là thẻ tag. Tính năng này giúp cho NFC có thể giao tiếp theo kiểu peer to peer (ngang hàng).
2. NFC là gì? NFC hoạt động như thế nào?NFC là một công nghệ không dây chủ đạo, nhờ sự phát triển của các hệ thống thanh toán trực tuyến như Samsung Pay và Google Pay, đặc biệt là khi nói đến các thiết bị cao cấp và thậm chí nhiều tùy chọn tầm trung. Bạn có thể đã nghe thấy thuật ngữ này trước đây, nhưng NFC chính xác là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé a. NFC là gì?NFC là viết tắt của cụm từ “Near Field Communication”. Nó cho phép giao tiếp tầm ngắn giữa các thiết bị tương thích. Điều này đòi hỏi ít nhất một thiết bị truyền và một thiết bị khác để nhận tín hiệu. Một loạt các thiết bị có thể sử dụng tiêu chuẩn NFC và sẽ được coi là thụ động hoặc chủ động. Các thiết bị NFC thụ động bao gồm những thứ có thể gửi thông tin đến thiết bị NFC khác mà không cần nguồn điện của riêng chúng. Tuy nhiên, chúng không thể xử lý bất kỳ thông tin nào được gửi từ các nguồn khác và không thể kết nối với thành phần thụ động khác. Chúng thường ở dạng các dấu hiệu tương tác trên tường hoặc quảng cáo. Các thiết bị chủ động có thể vừa gửi vừa nhận dữ liệu, có thể giao tiếp với nhau cũng như với những thiết bị thụ động khác. Điện thoại thông minh là hình thức phổ biến nhất của thiết bị NFC chủ động. Đầu đọc thẻ trên phương tiện giao thông công cộng và thiết bị đầu cuối cảm ứng dùng để thanh toán cũng là những ví dụ điển hình về công nghệ này. b. NFC hoạt động như thế nào?Bây giờ, bạn đã biết NFC là gì. Tiếp theo hãy tìm hiểu nó hoạt động như thế nào. Cũng giống như Bluetooth, WiFi hay tất cả các loại tín hiệu không dây khác, NFC hoạt động theo nguyên tắc gửi thông tin qua sóng radio. NFC là một tiêu chuẩn chuyển đổi dữ liệu không dây. Điều này có nghĩa là các thiết bị phải tuân thủ những thông số kỹ thuật nhất định để giao tiếp với nhau đúng cách. Công nghệ được sử dụng trong NFC dựa trên các ý tưởng RFID (Radio-frequency identification - nhận dạng tần số vô tuyến) cũ hơn, sử dụng cảm ứng điện từ để truyền thông tin. Điều này đánh dấu một sự khác biệt lớn giữa NFC và Bluetooth/WiFi. NFC có thể được sử dụng để tạo ra dòng điện trong các thành phần thụ động cũng như chỉ gửi dữ liệu, nghĩa là các thiết bị thụ động không đòi hỏi phải có nguồn điện riêng. Thay vào đó, chúng có thể được cung cấp năng lượng bởi trường điện từ được tạo ra bởi một thành phần NFC chủ động khi nó nằm trong phạm vi. Thật không may, công nghệ NFC không có đủ độ tự cảm để sạc điện thoại thông minh, nhưng tính năng sạc không dây QI lại dựa trên cùng một nguyên tắc như vậy. Trường điện từ có thể được sử dụng để truyền dữ liệu hoặc tạo ra dòng điện trong một thiết bị nhận Trường điện từ có thể được sử dụng để truyền dữ liệu hoặc tạo ra dòng điện trong một thiết bị nhận. Các thiết bị NFC thụ động lấy năng lượng từ những trường được tạo bởi các thiết bị chủ động, nhưng trong phạm vi ngắn. Tần số truyền dữ liệu trên NFC là 13,56Mghz. Bạn có thể gửi dữ liệu ở mức 106, 212 hoặc 424 kilobit/giây. Tốc độ đó đủ nhanh để thực hiện một loạt các hành động chuyển dữ liệu - từ chi tiết liên lạc đến hình ảnh và nhạc. Để xác định loại thông tin nào sẽ được trao đổi giữa các thiết bị, tiêu chuẩn NFC hiện có 3 chế độ hoạt động riêng biệt. Có lẽ được sử dụng phổ biến nhất trong điện thoại thông minh là chế độ ngang hàng (peer-to-peer). Điều này cho phép hai thiết bị hỗ trợ NFC trao đổi nhiều thông tin khác nhau. Trong chế độ này, cả hai thiết bị chuyển đổi qua lại giữa trạng thái chủ động khi gửi dữ liệu và thụ động khi nhận. Mặt khác, chế độ đọc/ghi là việc truyền dữ liệu một chiều. Thiết bị chủ động, có thể là điện thoại thông minh, liên kết với một thiết bị khác để đọc thông tin từ thiết bị đó. Tag quảng cáo NFC sử dụng chế độ này. Chế độ hoạt động cuối cùng là mô phỏng card. Thiết bị NFC có thể hoạt động như một thẻ tín dụng thông minh hay không tiếp xúc và thực hiện thanh toán hoặc truy cập vào các hệ thống giao thông công cộng c. Cách tốt nhất để sử dụng NFC
NFC có tính bảo mật cao và tiện dụng trong sử dụng làm thẻ kiểm soát ra vào như thẻ từ thang máy, thẻ giữ xe, thẻ nhân viên. Tham khảo thêm dịch vụ sao chép thẻ từ thang máy tại đây: Sao chép thẻ từ thang máy
Mật khẩu WiFi rất dài và phức tạp. Điều này làm cho kết nối với mạng trở nên khó khăn hơn. Nếu muốn thay thế quy trình rườm rà đó bằng một thao tác chạm duy nhất, bạn có thể ghi mật khẩu WiFi của mình vào tag NFC. Android và iOS hỗ trợ tính năng này, do đó, một thao tác chạm vào tag sẽ điền các chi tiết kết nối WiFi và giúp bạn trực tuyến mà không gặp phải bất kỳ phiền phức nào. Kết nối với mạng WiFi bằng NFC
Thức dậy vào buổi sáng cũng có thể là một thách thức. Đối với một số người, ngay cả việc đồng hồ báo thức kêu không ngừng nghỉ cũng chẳng giúp ích được gì. Trong trường hợp đó, hãy cân nhắc việc sử dụng tag NFC để thúc đẩy bạn bước ra khỏi giường. Những ứng dụng như Sleep As Android tích hợp báo thức với các tag NFC, thông qua việc sử dụng captcha trong ứng dụng. Chúng nhằm mục đích xác minh rằng bạn đã thực hiện hành động, bằng cách khiến bạn tương tác với một vật phẩm. Sử dụng ứng dụng để viết captcha dựa trên NFC, sau đó cách duy nhất để tắt báo thức là ra khỏi giường, tìm sticker NFC và chạm điện thoại vào nó.
Có thể đôi khi bạn muốn hướng ai đó đến một trang web cụ thể. Điều này có thể hơi khó khăn, đặc biệt là nếu nó không phải là một địa chỉ trang web đơn giản. Thay vì yêu cầu họ gõ một URL ngẫu nhiên dài dằng dặc, bạn có thể ghi URL vào tag NFC. Khi được nhấn, nó sẽ load trình duyệt di động của người dùng và hướng thẳng đến trang web bạn muốn.
Người dùng iPhone biết rằng khi họ vào xe và kết nối với hệ thống giải trí trong xe, thì điện thoại sẽ tự động vào Driving Mode. Điều này làm tắt tiếng các thông báo và tối ưu hóa thiết lập cho hành trình. Mặc dù một số điện thoại thông minh Android có thể làm được điều này, nhưng phần lớn thì không. Nếu thích tự động hóa quá trình này, bạn có thể ghi các tác vụ vào tag NFC. Khi được đặt trong xe, một cú chạm vào điện thoại có thể thực hiện các hành động như kích hoạt chế độ Do Not Disturb, bật hoặc tắt dữ liệu và mở ứng dụng điều hướng. Một số ứng dụng ghi tag NFC, như Trigger on Android, cho phép bạn thiết lập công tắc chuyển đổi để đảo ngược các hành động. Vì vậy, lần chạm đầu tiên sẽ kích hoạt Driving Mode, sau đó, bạn có thể vô hiệu hóa nó bằng cách nhấn lại lần nữa và đưa điện thoại trở lại hoạt động bình thường.
Như đã đề cập trước đó, NFC cho phép thanh toán không tiếp xúc khi sử dụng các dịch vụ như Google Pay hoặc Apple Pay. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc thanh toán không tiếp xúc đã trở nên rất phổ biến. NFC cho phép thanh toán không tiếp xúc khi sử dụng các dịch vụ Cả Apple Pay và Google Pay đều cho phép bạn theo dõi chi tiêu, phân tích thói quen và lưu các phiếu giảm giá. Ngoài ra, chọn thanh toán NFC có nghĩa là bạn không còn cần phải thực hiện các phương thức thanh toán khác cùng với điện thoại của mình nữa.
Android và iOS hiện có các phương thức tự động hóa những tác vụ thông thường, nhưng chúng không mang lại sự linh hoạt cho bạn. Sử dụng NFC, bạn có thể thiết lập các shortcut hành động, như gọi một người bạn hoặc thành viên gia đình cụ thể, mở camera hoặc chạy dịch vụ phát trực tuyến yêu thích khi rời khỏi nhà.
Nếu bạn tạo video YouTube, phát trực tuyến trên Twitch hoặc phát hành nhạc trên Spotify, một trong những thách thức lớn nhất là khiến mọi người nhìn thấy nội dung của bạn ngay từ đầu. Bạn có thể vượt qua rào cản này với NFC. Có thể nhúng một liên kết đến tác phẩm của bạn trên tag NFC và sau đó gắn vào một nơi nào đó sẽ khiến mọi người quan tâm. Chỉ cần chắc chắn giải thích rõ những gì có trên tag, vì mọi người cảnh giác với các vấn đề bảo mật NFC. 3. RFID là gì? Nó hoạt động như thế nào?Công nghệ tạo nên RFID đã có mặt ít nhất 5 thập kỷ. Công nghệ này sử dụng sóng vô tuyến và trường điện từ để truyền dữ liệu, cũng như xác định các đối tượng. Về cơ bản, một hệ thống RFID bao gồm ba thành phần: a. Tag RFIDTag RFID thường xuất hiện trong mã vạch sản phẩm tại siêu thị. Tuy nhiên, đó chỉ là những tag RFID “thụ động” rất dễ kích hoạt, vì chúng không có nguồn cung cấp năng lượng riêng. Ngược lại, những tag RFID “chủ động” có thể bao gồm một vi mạch hoặc ăng ten và các cảm biến. Ví dụ, một gói cá tươi mua tại cửa hàng có thể được gắn cảm biến nhiệt trong tag RFID để xác định xem khi nào sản phẩm dễ hỏng đã quá hạn.
b. Thiết bị đọc RFIDThiết bị đọc RFID là máy sử dụng sóng radio để xác định tag RFID và chuyển trạng thái của tag này sang phần mềm hoặc ứng dụng RFID. Thiết bị đọc RFID có thể là loại cầm tay, điều khiển bằng USB hoặc thậm chí hoạt động với Bluetooth. Lưu ý: Trái với suy nghĩ của nhiều người, máy quét mã vạch không phải là thiết bị đọc RFID trừ khi nó có mô-đun RFID. Tuy nhiên, thiết bị đọc RFID chắc chắn có thể đọc mã vạch. c. Ứng dụng/Phần mềm RFIDThường có một phần mềm hoặc thậm chí là một ứng dụng di động để kiểm soát và giám sát các tag RFID. Ứng dụng/Phần mềm RFID có thể sử dụng công nghệ Bluetooth hoặc Beacon để giao tiếp với thiết bị đọc RFID. Dưới đây là sơ đồ đơn giản của một hệ thống RFID cùng với một ứng dụng di động. Sơ đồ này cho thấy những ứng dụng đơn giản khác nhau bao gồm giường bệnh viện, máy bay, thực phẩm, ô tô và nhiều thiết bị khác nữa được kết nối hơn thông qua các tag RFID. 4. So sánh NFC và FRIDa. NFC khác với RFID như thế nào?Dường như có một số nhầm lẫn giữa hai công nghệ RFID và NFC. Mặc dù chúng giống nhau theo nhiều phương diện, nhưng cũng có một số khác biệt giữa hai công nghệ này. Có nhiều điểm tương đồng giữa RFID và NFC, tuy nhiên cũng có một số sự tương phản rõ rệt. Sự khác biệt chính giữa hai công nghệ này là phạm vi thông tin được thu thập.
b. Có yêu cầu năng lượng khác nhau nào giữa hai công nghệ không?Có. NFC sử dụng nguồn điện từ điện thoại để đọc dữ liệu nhúng trong tag hoặc nhãn. Tag RFID có thể là thụ động hoặc chủ động như được nêu ở trên. Điều này có nghĩa là tag RFID sẽ sử dụng năng lượng để truyền dữ liệu. Đối với các hệ thống đọc dữ liệu từ cả tag NFC và tag RFID, RFID sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn một chút, vì chúng đang chạy hệ thống ăng-ten và tùy thuộc vào cách hệ thống RFID được thiết lập, việc thiết bị đọc và tag liên tục truyền dữ liệu sẽ làm tăng mức sử dụng năng lượng của hệ thống này. RFID c. Có sự khác biệt về chi phí giữa NFC và RFID không?Có, NFC thường là một giải pháp rẻ hơn, vì không có công nghệ bổ sung nào nếu bạn sử dụng chúng cho mục đích quảng cáo hoặc thông tin khách hàng (chi phí của thiết bị đọc nằm trong điện thoại của khách hàng). Mặt khác, RFID có thể là một giải pháp theo dõi hoàn chỉnh cho tài sản, công cụ, container vận chuyển, v.v... Đây là trường hợp phạm vi của nhãn và tag RFID rất đa dạng. Ví dụ, nhãn RFID chủ động được bọc trong vỏ nhựa, kim loại hoặc cao su cứng có thể dao động trong khoảng từ $4 đến $20, tùy thuộc vào các biến thể của nó. Điều này có nghĩa là các loại tag này thường được dùng để theo dõi các mặt hàng có chi phí cao, như container vận chuyển, máy móc và công cụ, v.v... d. Có sự khác biệt về dung lượng lưu trữ giữa NFC và RFID không?Đây không thực sự là câu hỏi cần đặt ra, vì RFID và NFC có hai cách sử dụng rất khác nhau. Tag RFID thường sẽ lưu trữ số theo dõi hoặc số sê-ri, cho phép bạn theo dõi các sản phẩm riêng lẻ bằng mã duy nhất của chúng. Đây là trường hợp cần có một dung lượng lưu trữ lớn trong các tag. e. NFC hay RFID bảo mật hơn?Theo bản chất của thông tin được lưu trữ trong tag RFID, chúng có thể là tùy chọn bảo mật hơn, bởi vì nếu ai đó có thể hack và thu thập hoặc thay đổi thông tin của tag, họ thực sự chỉ thay đổi một số SKU (số theo dõi hàng tồn kho). Mặc dù điều này có thể gây rắc rối cho doanh nghiệp, nhưng không phải là một vấn đề lớn. Mặt khác, tag NFC có thể dễ dàng được lập trình lại, nếu chúng không được viết đúng cách, nghĩa là nếu bạn tìm thấy một poster thông minh hoặc sản phẩm mà tag không được đặt thành Read-only (chỉ đọc), bạn có thể ghi đè tag này bằng một ứng dụng viết NFC, như NFC Easiwayv Tools chẳng hạn. NFC chỉ có phạm vi khoảng 4cm f. Tốc độ truyền dữ liệu của NFC và RFID khác biệt ra sao?Một lần nữa, đây không thực sự là câu hỏi cần được đặt ra. Dữ liệu NFC được truyền gần như ngay lập tức nhờ phạm vi ngắn, còn nếu tag RFID chủ động cách xa hàng trăm mét, thì có thể mất thêm chút thời gian để dữ liệu đến được thiết bị đọc. g. Phạm vi trên NFC như thế nào so với RFID?Đây là nơi mà RFID thực sự hữu dụng. Các tag RFID có nguồn năng lượng riêng nghĩa là phạm vi của chúng có thể lên tới 100m và hơn thế nữa. Trong khi NFC chỉ có phạm vi khoảng 4cm. Tùy thuộc vào tần số của hệ thống RFID được sử dụng, điều này sẽ tác động đến phạm vi của nó. Dưới đây là một số phạm vi gần đúng cho các tần số khác nhau trong RFID.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NHV |
Gửi lúc:
Lợi ích của NFCLâu nay chúng ta vẫn thường hay nghe nói về công nghệ NFC, nhất là việc tích hợp cho điện thoại di động, nhưng ứng dụng của nó như thế nào trong cuộc sống vẫn chưa thực sự được nhiều người biết tới. NFC (Near field communication) là một tập hợp các chuẩn dành cho smartphone và các thiết bị tương tự giao tiếp qua sóng radio với nhau bằng cách chạm vào nhau hoặc đặt cạnh nhau ở khoảng cách cực gần (tối đa khoảng 4 cm). Các ứng dụng hiện tại của NFC chủ yếu là truyền thông tin liên lạc (contact), trao đổi dữ liệu và giản đơn hóa việc thiết lập các liên lạc phức tạp hơn kiểu như Wi-Fi. NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến (Radio-frequency identification - RFID), hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz với tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps. Ngoài việc “nói chuyện” với các thiết bị cùng loại, một thiết bị NFC còn có thể giao tiếp với chip NFC (không được cấp năng lượng) - thường được gọi là “tag” - cũng cho mục đích kết nối tương tự. Ứng dụng cho smartphone:Năm 2004, Diễn đàn NFC (NFC Forum) được 3 thành viên sáng lập bao gồm Nokia, Philips và Sony lập ra. Đến nay, diễn đàn này đã có 140 thành viên trong đó có nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Samsung, Nokia, HTC, LG, Motorola, RIM, Sony Ericsson, Google, Microsoft, PayPal, Visa, Mastercard, American Express, Intel, Qualcomm... Năm 2006, Nokia khởi đầu cho xu hướng NFC bằng chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ công nghệ này - Nokia 6131. Ba năm sau đó, NFC mới công bố tiêu chuẩn Peer-to-Peer để truyền tải các dữ liệu như danh bạ, địa chỉ URL, kích hoạt Bluetooth v.v... Và cũng trong ba năm này không có thêm chiếc điện thoại NFC nào. Sang năm 2010, Nexus S của Google trở thành chiếc điện thoại thứ hai và là chiếc smartphone Android đầu tiên hỗ trợ NFC. Một năm sau đó, Google đã đưa công nghệ NFC lên một tầm cao mới khi cho phép chúng có thể chia sẻ được cả ứng dụng, video và game trên điện thoại. Đến nay, NFC đã được trang bị cho khá nhiều dòng smartphone khác nhau, chạy trên các hệ điều hành khác nhau. Đáng chú ý là dòng iPhone hiện tại chưa hỗ trợ NFC ngay cả với thế hệ máy mới nhất là iPhone 5. Điều này cũng khiến nhiều người dùng thất vọng khi Apple đang tỏ ra “một mình chơi một kiểu”. Dùng để thanh toán:Các thiết bị NFC có thể sử dụng trong các hệ thống thanh toán tương tự như thẻ tín dụng và các loại thẻ thông minh điện tử khác. Google hiện đang chạy một ứng dụng có tên Google Wallet cho phép người dùng có thể lưu trữ thông tin thẻ tín dụng và các thông tin thẻ khác dưới dạng ví tiền ảo rồi sau đó sử dụng thiết bị hỗ trợ NFC để đọc và thực hiện thanh toán. Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác như Đức, Áo, Phần Lan, New Zealand, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thử nghiệm hệ thống vé NFC cho giao thông công cộng. Và trên thực tế, một số thành phố như Nice, Pháp đã cho người dùng trả tiền xe bus, tàu điện ngầm hay xe điện qua điện thoại NFC. Ngoài các nước quốc gia kể trên, NFC còn được ứng dụng ở nhiều nước khác như: Pháp, Hungary, Ai Len, Hà Lan, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh. Tại châu Phi, công nghệ NFC cũng đang được thử nghiệm trên 15 quốc gia, đáng chú ý là Lybia và Nam Phi. Còn tại Bắc Mỹ, NFC đang được triển khai tại Canada với dịch vụ ví điện tử (mobile wallet) do 3 nhà mạng Bell Mobility, Rogers và Telus cung cấp. Riêng tại Mỹ Latin, chỉ mới có Brazil là áp dụng hình thức thanh toán qua điện thoại với NFC. Tại châu Á và châu Đại Dương, các quốc gia đang thử nghiệm và triển khai NFC bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan. Một điểm đáng chú ý là thanh toán di động bằng NFC được triển khai sớm tại Nhật. Chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ NFC để thanh toán ra động đã được ra đời ở đây. Cho tới nay nước này đã có khoảng 100 triệu người đăng ký dịch vụ thanh toán di động qua công nghệ NFC. Nhật Bản sử dụng một công nghệ có tên "FeliCaoh yeah", tuy là công nghệ riêng nhưng nó cũng được xây dựng trên nền của NFC, và nước nay đang cố gắng tiêu chuẩn hóa công nghệ để phù hợp hơn với thế giới. Ứng dụng rộng rãi:Ngoài việc được ứng dụng cho hệ thống thống vận chuyển công cộng, NFC còn được dùng để mua vé, từ vé phim, vé ca nhạc, vé vào sân vận động đến làm thủ tục ở sân bay. Công nghệ này còn thay thế cho chìa khóa. Bạn chỉ cần dí chiếc điện thoại hỗ trợ NFC vào bộ đọc tín hiệu ở cửa là có thể mở cửa nhà, văn phòng hay khách sạn, hay thậm chí là khởi động xe hơi. Ngoài ra, NFC còn giúp người dùng so sánh sản phẩm khi mua sắm, hoặc check-in và đánh giá về một địa điểm định tới nào đó. NFC còn là công cụ hữu hiệu phân biệt hàng thật hàng giả với điều kiện hàng hóa phải được nhúng sẵn chip NFC. Khi đó, bạn chỉ cần đưa chiếc điện thoại lại gần làxác định ngay được món đồ muốn mua là “xịn” hay “rởm”. Để theo kịp xu hướng “thời đại”, NFC cũng phát triển theo hướng hỗ trợ tốt hơn cho các dạng kết nối xã hội chẳng hạn như chia sẻ danh sách liên lạc, ảnh, video, tệp tin hoặc hỗ trợ chơi game nhiều người cùng lúc. Một cách cụ thể hơn, bạn chỉ cần chạm 2 thiết bị hỗ trợ NFC với nhau là đã có thể ngay lập tức chia sẻ được danh bạ, bài hát, video, ứng dụng, địa chỉ URL, hoặc có thể kết nối với loa ngoài mà không cần dây nối. Việc chơi game trên di động cũng dễ dàng hơn với việc hỗ trợ 2 hai nhiều thiết bị cùng chơi game, đặc biệt là đối với các game đối kháng hoặc đua xe. Tuy tiện dụng và được ứng dụng rộng rãi nhưng NFC lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là nguy cơ bị nghe trộm, thay đổi dữ liệu và nguy cơ thất lạc dẫn tới tình trạng thông tin người dùng bị lợi dụng cho mục đích xấu. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NHV |
Gửi lúc:
RFID có thể bị hack như thế nào? Ngày nay, chip RFID có mặt trong rất nhiều thứ: Thẻ tín dụng, sách trong thư viện, hàng tạp hóa, tag bảo mật, hồ sơ y tế, hộ chiếu, v.v... Mặc dù điều này rất thuận tiện, nhưng một hacker có thể tìm hiểu rất nhiều thứ về bạn qua các tag RFID. Đây là những điều cơ bản về cách RFID có thể bị hack và biện pháp giúp bạn giữ an toàn. Chip RFID có thể bị quét dễ dàng như thế nào?Bọn tin tặc nhắm vào RFID đã chứng minh việc nắm giữ thông tin trong các chip RFID dễ dàng ra sao. Vì một số chip có thể được ghi lại, nên tin tặc thậm chí có khả năng xóa hoặc thay thế thông tin RFID bằng dữ liệu của riêng chúng. Không quá khó để tin tặc tự tạo máy quét RFID của riêng chúng nếu muốn. Các bộ phận của máy quét có thể mua một cách dễ dàng và sau khi được chế tạo, bất kỳ ai cũng có thể quét các thẻ RFID và lấy thông tin từ chúng. Điều này tạo ra một số lo ngại rằng liệu sự tiện lợi của RFID có đáng để mạo hiểm như vậy không. Việc nắm giữ thông tin trong các chip RFID rất dễ dàngMối lo ngại số 1: Quét thẻ tín dụngMột trong những nỗi sợ lớn nhất về việc hack RFID liên quan đến thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Trong khi thẻ RFID vẫn nằm an toàn trong ví bạn, thì một hacker có thể quét nó mà bạn không hề biết. Kẻ tấn công sau đó có thể âm thầm rút hết tiền hoặc đánh cắp thông tin của bạn. Những cuộc tấn công như thế này nghe có vẻ khá đáng sợ và các sản phẩm ví chặn RFID đã được tạo ra để giúp mọi người yên tâm hơn. Những chiếc ví này chặn các sóng vô tuyến mà RFID sử dụng và ngăn người khác lấy cắp thông tin của bạn. Nhưng đây mới là phần thú vị của các cuộc tấn công vào thẻ dựa trên RFID. Mặc dù có bằng chứng không thể phủ nhận rằng những cuộc tấn công như thế này có thể xảy ra, nhưng trên thực tế, chúng chưa thực sự diễn ra. Những báo cáo độc lập về cách tin tặc đánh cắp 1,18 triệu bảng (tương đương 2,2 triệu đô la) là thông qua các cuộc tấn công không tiếp xúc, trong vòng 10 tháng trở lại vào năm 2018. Làm thế nào để ngăn chặn việc hack RFID?Nếu bạn muốn giữ an toàn, làm thế nào để chặn tín hiệu RFID? Nói chung, kim loại và nước là cách tốt nhất để chặn tín hiệu vô tuyến đến và đi từ chip RFID. Khi bạn chặn tín hiệu này, thẻ RFID không thể đọc được. Trang bị ví và túi chặn tín hiệu RFIDMột cách thân thiện với ngân sách để chặn tín hiệu RFID là sử dụng lá nhôm. Bạn có thể sử dụng một miếng giấy bạc hoặc kết hợp nó với bìa các tông để tự tạo ra một thiết bị chặn tín hiệu RFID. Tuy nhiên, lá nhôm không thể chặn tất cả các tín hiệu và có thể bị hao mòn theo thời gian. Vì vậy, nó chắc chắn không phải là một giải pháp lý tưởng. Cũng cần đề cập rằng nhiều người bán thiết bị bảo vệ RFID về cơ bản chỉ là những miếng giấy bạc. Hãy cảnh giác với những thứ này vì chúng không thể bảo vệ bạn hoàn toàn. Ví chặn RFID có thể giúp bạn an toàn hơnCác phụ kiện chặn RFID hiệu quả nhất trên thị trường là những loại sử dụng lồng Faraday (ống dẫn rỗng, bên trong điện trường tại mọi điểm đều bằng 0) với lớp da bên ngoài. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là ví chặn RFID cũng không thể giúp ích được gì, nếu bạn bất cẩn làm mất thẻ. Nói tóm lại, hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo mật thẻ tín dụng ngay cả khi bạn có ví chặn RFID. Kiểm tra kỹ bảo mật RFIDBạn cũng hãy đảm bảo các biện pháp bảo mật của mình không chỉ dựa vào RFID. Chẳng hạn, hãy liên hệ với công ty phát hành thẻ tín dụng và xem liệu họ có vô hiệu hóa giao dịch mua hàng chỉ với RFID trên thẻ của bạn được không. Nếu được, thì khi ai đó sao chép tag RFID trong thẻ của bạn, bạn vẫn sẽ an toàn. Một ví dụ khác là không dựa vào thẻ qua cửa RFID tại văn phòng để đảm bảo có một hệ thống bảo mật mạnh mẽ khác. Nếu vẫn thấy phập phồng lo sợ về sự hiện diện của RFID, bạn có thể tạo đầu đọc RFID của riêng mình và thường xuyên kiểm tra tại nhà để xem những gì có thể đọc được và kiểm tra xem các biện pháp bảo vệ RFID của bạn hoạt động tốt ra sao. Nếu quá lo lắng, bạn có thể thực hiện quét định kỳ để xem có gì thay đổi không. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NHV |
Gửi lúc:
Hiện thực RFID Dù được kỳ vọng khá nhiều nhưng thực tế việc triển khai RFID (Radio Frequency Identifier) trong năm 2005 không có tiến triển đáng kể. Chuẩn mới, giá cao và thiếu mô hình ứng dụng tổng thể đã cản trở các công ty tiếp cận công nghệ được lăng xê rất nhiều này.
Xử lý sóng radio
Xử lý luồng sự kiệnALE không phải là công cụ duy nhất cần thiết để hoàn chỉnh hạ tầng RFID. Việc xử lý hàng khối dữ liệu RFID cấp thấp để làm cho chúng có nghĩa ở cấp cao hơn không phải là công việc dễ dàng, và cũng không phải là việc mà bạn có thể dựa vào khả năng xử lý ở phần mềm giám sát hoạt động nghiệp vụ truyền thống (BAM - business activity monitoring).
Tích hợp hệ thốngViệc xây dựng hạ tầng RFID không chỉ lập trình phần mềm dùng ALE mà còn có cả giao tiếp phần cứng của bộ đọc RFID. Vì vậy, ngay cả việc triển khai ở cấp độ thấp nhất cũng không phải là công việc dễ dàng. Một giải pháp để làm đơn giản việc tích hợp và đảm bảo tính thống nhất dữ liệu là kết hợp nhiều công cụ middleware và nền tảng hệ thống khác nhau.
Tín hiệu chưa rõ ràngMặc dù danh sách phần cứng và phần mềm đang dài thêm, nhưng đừng vội: thị trường RFID vẫn còn sơ khai. Đừng bị thuyết phục bởi các nhà cung cấp. Nếu bạn có ý định triển khai RFID trong thời điểm hiện tại, hãy chuẩn bị tinh thần đối diện với vấn đề tương thích thiết bị, phần mềm còn lỗi, chuẩn đánh số còn cần hoàn thiện và các nguy cơ bảo mật cần khắc phục. Mô hình công ty ứng dụng RFID |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NHV |
Gửi lúc:
"Công nghệ NFC có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng"Trang thông tin Dark Reading cho biết, tin tặc Charlie Miller vừa có bài phát biểu tại sự kiện Black Hat USA của năm nay, trong đó người này đã “chỉ ra những hiểm họa tiềm tàng khi mọi người dùng thiết bị di động để thanh toán.” Tin tặc Miller còn chứng minh được những lỗ hổng được phát hiện trong công nghệ NFC (Near-Field Communications). Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Dark Reading, Miller đã không cung cấp chi tiết đi sâu vào điểm yếu nói trên, mà tin tặc này chỉ nói một cách ẩn ý rằng anh ta có thể dùng sóng NFC trên smartphone của mình để “chặn nguồn tiền hay thẻ tín dụng của người khác,” hoặc thậm chí là kiểm soát điện thoại ngoài ý muốn của chủ nhân. Với những tiết lộ nói trên, giới chuyên gia cho rằng, những nhà phát triển các dịch vụ có liên quan tới công nghệ NFC sẽ phải đau đầu tính tới các biện pháp bảo mật mới trong bối cảnh họ đã rất nỗ lực song những dịch vụ như thanh toán sử dụng NFC vẫn chưa thực sự được phổ biến như mong muốn. |
Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi
NFC có an toàn không? Cách bảo mật của NFC NHV gửi lúc 19-12-2022 07:08:38
So sánh giữa NFC và Bluetooth - khác nhau như thế nào? NHV gửi lúc 19-12-2022 06:46:08